Bài thuốc khắc phục chứng rậm lông ở phụ nữ

Chứng rậm lông ở phụ nữ có thể do rất nhiều nguyên nhân. Có thể dùng bài thuốc giúp điều hòa nội tiết ‘bổ âm dưỡng huyết’ để khắc phục tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây rậm lông

Theo Đông y, phụ nữ rậm lông thường do mất cân bằng âm dương, chủ yếu là hiện tượng “âm hư dương thịnh”, tương ứng với trạng thái “hàm lượng androgen tăng cao”.

Trong Y học hiện đại, hiện tượng rậm lông ở phụ nữ có thể liên quan đến di truyền hoặc do một số bệnh do thuốc, do mất cân bằng dinh dưỡng… gây nên.

Bài thuốc khắc phục chứng rậm lông ở phụ nữ- Ảnh 1.
Chứng rậm lông liên quan tới hàm lượng “nội tiết tố sinh dục nam” bên trong cơ thể

Dù do nguyên nhân nào, hiện tượng rậm lông vẫn liên quan mật thiết tới hàm lượng nội tiết tố sinh dục nam (androgen) bên trong cơ thể, hàm lượng hormon này càng cao lông mọc càng rậm. Trong cơ thể nam giới, androgen được tạo ra chủ yếu ở tinh hoàn. Còn trong cơ thể phụ nữ, androgen được tạo ra ở buồng trứng và vỏ tuyến thượng thận. Nói chung ở phụ nữ, hàm lượng androgen bình quân chỉ bằng 1/15 ở nam giới. Khi hàm lượng này vượt quá tiêu chuẩn sẽ dẫn tới hiện tượng rậm lông.

2. Bài thuốc đông y khắc phục chứng rậm lông 

Thành phần bài thuốc gồm: Bạch thược 12g, đương quy 8g, mẫu đơn bì 8g, trần bì 5g, phục linh 8g, cam thảo 5g;

Cách dùng: Sắc nước uống thay trà trong ngày; dùng theo từng liệu trình, mỗi liệu trình 15-20 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 4-5 ngày.

Công dụng: Bổ âm dưỡng huyết, điều hòa nội tiết, làm tăng hàm lượng nội tiết tố nữ bên trong cơ thể chữa rậm lông.

Bài thuốc khắc phục chứng rậm lông ở phụ nữ- Ảnh 2.
Vị thuốc bạch thược trong bài thuốc bổ âm dưỡng huyết, điều hòa nội tiết.

Phương giải bài thuốc:

– Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát, lợi vào 3 kinh: Can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, dưỡng huyết, điều kinh, tiêu viêm, giảm đau, làm mát, lợi tiểu.

– Đương quy vị cay, ngọt, tính ấm; vào 3 kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.

– Mẫu đơn bì có vị cay, đắng, hơi lạnh; vào kinh tâm, can, thận, có tác dụng thanh huyết nhiệt, điều hoà huyết mạch, làm tiêu ứ kết. 

– Trần bì có vị cay, đắng, tính ôn, lợi vào kinh tỳ và phế, có tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ vị.

– Phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, lợi vào 5 kinh, tâm, phế, thận, tỳ và vị; có tác dụng lợi thuỷ, thấm thấp, bổ tỳ, định tâm, an thần, là vị thuốc bổ, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

– Cam thảo có vị ngọt, tính bình, lợi vào 12 kinh, có tác dụng điều hòa dược lý của các vị thuốc, giúp cơ thể dần dần điều chỉnh cân bằng âm dương, điều hòa lục phủ ngũ tạng.

Các vị thuốc trong bài thuốc kết hợp với nhau có công dụng bổ âm dưỡng huyết, điều hòa nội tiết… Tuy nhiên, việc điều trị cần tiến hành trong điều kiện được thăm khám và chẩn trị toàn diện trong thời gian dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *