5 món ăn từ lá mơ lông chữa viêm dạ dày

Lá mơ lông có tính mát, tác dụng giải độc tiêu thũng, sát khuẩn… có thể dùng điều trị viêm dạ dày với các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu…

1. Nguyên nhân gây viêm dạ dày

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, viêm dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Do tình chí (tinh thần căng thẳng kéo dài)
  • Do bất nội ngoại nhân (ăn uống không điều độ, bỏ bữa, ăn quá khuya, ăn thực phẩm quá cay, nóng…).
  • Do tỳ vị hư hàn (dạ dày yếu, lạnh).
  • Do hỏa uất khí (tích nhiệt bên trong làm ảnh hưởng dạ dày, gây đau thượng vị, nóng rát).

Biểu hiện của bệnh có gồm các thể khí trệ, thể hỏa uất, huyết ứ, thực chứng, hư chứng, thể tỳ vị hư hàn.

Điều trị viêm dạ dày theo Đông y tùy thuộc vào nguyên nhân và các biểu hiện cụ thể. Trong đó, sử dụng lá mơ lông chế biến thành các món ăn hàng ngày giúp giảm triệu chứng, giảm viêm.

2. Đặc điểm của lá mơ lông

Mơ lông tên gọi khác là mơ tam thể, mơ leo. Tên khoa học là Paederia tomen tosa, họ cà phê. Mơ lông là một dạng dây leo, thân quấn, sống nhiều năm. Lá mơ mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mặt lá phía trước có màu lục, phía sau có màu đỏ tía, gân lá rõ mặt trên, cuống lá dài, toàn cây có lông mịn, nhất là thân cành lá non.

Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có tính mát, vị đắng, mùi hôi, rất tốt trong việc giải độc tiêu thũng, sát khuẩn, lá mơ lông có thể dùng điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày.

5 món ăn từ lá mơ lông chữa viêm dạ dày

Lá mơ lông.

3. Món ăn điều trị viêmdạ dày từ lá mơ lông

– Nhai trực tiếp lá mơ lông: Sử dụng 1 nắm lá mơ lông (5-7 lá), rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để thật ráo nước. Nhai sống lá mơ lông với một ít muối trắng, nhai và nuốt từ từ để đạt hiệu quả. Nên sử dụng trong 10-15 ngày để giảm đau dạ dày.

– Nước ép lá mơ lông: Lá mơ lông 40g, đem rửa sạch với nước, ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo. Đem lá mơ lông giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, pha thêm với 400ml nước, chia 2 lần, uống trong ngày, từ 7-10 ngày.

photo-1702198874999

Nước ép lá mơ lông.

– Trứng rán lá mơ lông: Trứng gà 2 quả, lá mơ lông vừa đủ, dầu ăn, gia vị.

Lá mơ lông rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi để ráo. Đem thái nhỏ lá mơ lông, cho vào bát, thêm 2 quả trứng gà, thêm gia vị vừa đủ rồi trộn đều tay. Cho dầu ăn vào chảo nóng vừa, đun nhỏ lửa, cho hỗn hợp trứng gà vào chảo dàn đều, rán cả hai mặt cho đến khi chín, ăn nóng. Ăn đều đặn trong 5-7 ngày, ngày 2 lần sáng- chiều.

photo-1702198875624

Nguyên liệu làm món trứng rán lá mơ lông.

– Nước sắc lá mơ lông: Lá mơ lông 30g, bạch biển đậu 10g, mạch môn 15g, cam thảo 5g.

Lá mơ lông rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, để ráo. Đổ 750ml nước vào nồi, sắc cùng các nguyên liệu trên cho đến khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp, để nguội rồi chắt ra bát, uống ngày 2 lần sáng- chiều, uống trước bữa ăn 30 phút, trong 3 tuần liên tục.

– Lá mơ lông hầm dạ dày lợnLá mơ lông, dạ dày lợn 50g.

Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo. Dạ dày lợn rửa sạch, thái từng miếng nhỏ. Cho dạ dày lợn vào nồi hầm mềm, nêm gia vị vừa ăn. Khi dạ dày mềm, cho lá mơ lông vào nồi tiếp tục nấu thêm 15 phút. Chắt nước ra bát để nguội, uống ngày 2 lần, trong 7-10 ngày. Còn dạ dày lợn và lá mơ lông dùng để ăn, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

photo-1702198876255

Lá mơ lông hầm dạ dày lợn hỗ trợ trị viêm dạ dày.

4. Lưu ý khi dùng lá mơ lông

Không dùng lá mơ lông cho các trường hợp dị ứng với lá mơ, nếu xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, sưng môi phải ngừng sử dụng, đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Sử dụng lá mơ rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, rửa sạch, ngâm nước muối trước khi sử dụng.

Sử dụng lá mơ lông phù hợp với các trường hợp viêm dạ dày nhẹ, mới chớm. Trường hợp mạn tính, đau nhiều cần được khám chuyên khoa kịp thời.

Khi sử dụng lá mơ lông cần kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, khoa học, tránh thức khuya, ăn uống nhiều đồ cay, dầu mỡ, tránh hút thuốc lá, uống rượu, bia…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *