Mặc dù, quan tâm đến vấn đề lợi nhuận không phải là chuyện xấu nhưng một số nhà sản xuất đã cố tìm mọi cách để bất chấp sử dụng các chiến thuật tiếp thị không trung thực nhằm đạt được doanh thu mong muốn. Dưới đây là 7 chiêu trò được các nhà sản xuất điện thoại sử dụng nhiều nhất nhằm đánh “lừa” khách hàng kéo doanh thu.
Cố quảng cáo những tính năng không thật sự cần thiết
Thị trường smartphone luôn khát có những bước đột phá về công nghệ mới, dẫu vậy thì phải tất cả các nhà sản xuất không phải lúc nào cũng có thể theo kịp nhu cầu này. Chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất đã cố tình lựa chọn những đột phá tính năng không cần thiết để năng cao sự quan trọng của chúng.
Ví dụ điển hình có thể thấy như, tính năng quay video 8K cùng tốc độ làm mới lên đến 144Hz trên các mẫu quảng cáo flagship. Người dùng sẽ bị tác động tâm lý là càng lớn càng tốt. Đơn cử như việc tính năng được nhấn mạnh liên tục của dòng Samsung S20 là quay video 8K. Nhà sản xuất này đã cố lặp đi lặp lại sự tuyệt vời của chức năng quay 8K này, người dùng có thể nắm bắt nhiều tiết hơn.
Tuy nhiên, mặc dù quay video chất lượng 8K không phải là hữu ích nhưng nó không thực sự cần thiết với nhiều người dùng. Bởi lẽ, bản thân chúng ta đều rất khó để phân biệt được đâu là video chất lượng 4K đâu là 8K vì sự khác biệt không quá lớn.
Bên cạnh đó, những tính năng được cố tình làm lố như màn hình OnePlus 7 Pro có tốc độ làm mới 144Hz, còn ZTE Red Magic 7 xuất xưởng với tốc độ làm mới lên tới 165Hz. Thực ra, nếu đặt chiếc điện thoại có tốc độ làm mới 120Hz bên cạnh chiếc 144Hz, thực tế thì chúng ta sẽ chẳng thể nhận ra được sự khác biệt của chúng là ở đâu.
Camera với số megapixel lớn
Cũng tương tự như trên, các nhà sản xuất thường cố tình đẩy những con số lớn để khiến khách hàng cảm thấy chúng tuyệt vời hơn, kể cả camera. Hiện, “mốt” số megapixel lớn đang được coi là xu hướng mới trong ngành công nghiệp nghe gọi. Ngày nay các chiêu trò tăng tính năng này đang được đẩy lên một cách thái quá và người ta luôn nghĩ sử dụng camera 12MP tốt hơn trong khi vẫn có thể tận hưởng chất lượng ảnh của camera 48MP, thậm chí là 108MP.
Hầu hết chúng ta đều không biết rằng, việc megapixel lớn không đồng nghĩa hình ảnh đẹp hơn. Thực tế, nếu muốn hình ảnh đẹp hơn phải tính đến các yếu tố như cảm biến và phần mềm xử lý hình ảnh.
Nhất là Google Pixel 5 với camera 12MP khiêm tốn những vẫn có thể đánh bại hầu hết quái vật to lớn với camera 48MP và 108MP. Vậy nên, bạn cần tỉnh táo hơn trước những chiêu trò quảng cáo quá lố của những con số, hãy hướng đến công nghệ cung cấp sức mạnh cho những con số đó.
Dung lượng pin gây hiểu lầm
Một trong những yếu tố quan trọng mà người dùng cần quan tâm nếu muốn mua một chiếc điện thoại mới đó chính là pin. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất lại cố tình tăng cường thông số pin của họ theo nhiều cách để khiến khách hàng hiểu nhầm, nhất là:
100% nhưng vẫn chưa đầy pin
Điều này có thể thấy ở bảng thông số kỹ thuật, một nhà sản xuất có thể cho biết một mẫu điện thoại sẽ sạc đầy trong 30 phút. Nghĩa là khi sạc, điện thoại có thể đạt 100% giống thời gian quảng cáo nhưng viên pin không thực sự được nạp đầy lượng điện tích. Minh chứng là OnePlus 9 Pro hiển thị mức pin 100% sau 29 phút nhưng vẫn phải mất thêm khoảng 20 phút để hoàn tất quá trình sạc.
Chu kỳ sạc pin giới hạn
Nhiều nhà sản xuất đã cố tình nâng dung lượng pin dồi dào để che giấu chu kỳ sạc thấp hơn. Ví dụ, viên pin 6000mAh pin nhưng bên dưới nó là 400 chu kỳ sạc khiêm tốn. Nếu chấp nhận mức pin này thì có thể pin bạn sử dụng được lâu dài trong một ngày nhưng sẽ phải chấp nhận sự xuống cấp nhanh chóng của nó. Trong khi nếu sử dụng tuổi thọ pin 4000mAh cung cấp 1000 chu kỳ sạc sẽ lâu hơn pin 5000mAh với 500 chu kỳ sạc trong thời gian dài.
Công suất được kéo và công suất sử dụng có sự khác biệt
Điều này có thể thấy rõ trong các chiêu PR cho công suất sạc ở mức nào đó nhưng trên thực tế thì mức sạc ở mức thấp hơn nhiều. Mặc dù phích cắm sạc có thể kéo công suất như quảng cáo nhưng bản thân thiết bị lại sạc ở một mức công suất khác.
Công suất cao hơn
Trước đây, thị trường smartphone thường thích thú với bộ sạc 33W nhưng theo thời gian thì con số đó ngày càng tăng cao hơn theo sở thích của người dùng. Điều này được quảng cáo là với mong ước làm hài lòng khách hàng, các nhà sản xuất điện thoại quyết định đẩy giới hạn của số công suất lên cao hơn.
Tuy nhiên, bạn có thể thấy flagship có thể sạc đầy với tốc độ ấn tượng, nhất là đại diện nổi bật của nhà Oppo và Xiaomi, sạc đầy từ 0 đến 100% trong chưa đầy một tiếng. Khách hàng cần nhớ rằng càng sử dụng sạc nhanh nhiều, tuổi thọ pin càng giảm nhanh hơn.
Cố tình bỏ sót các chi tiết quan trọng
Đây cũng là chiêu trò rất được áp dụng ở các nhà sản xuất điện thoại. Bởi họ luôn muốn khách hàng nhìn theo hướng khác thay vì nhắm đến các tính năng quan trọng của sản phẩm.
Các nhà sản xuất thường cố gắng nhấn mạnh sản phẩm của họ sử dụng bộ vi xử lý 8 nhân cùng RAM 8GB nhưng thực tế yếu tố quan trọng phải chú lý là chipset bên dưới của nó. Ngay kể cả khi dùng chiếc điện thoại 4GB RAM cùng với một chipset tốt có thể hoạt động tốt hơn RAM 8GB với một chipset kém hơn.
Cố gắng đẩy AI vào mọi thứ
Nhiều nhà sản xuất cố gắng chứng minh rằng AI được sử dụng để phát hiện chủ thế thông minh cũng như xử lý ảnh tốt hơn. Những trên thực tế thì tính năng AI của camera là một kỹ thuật marketing đã được minh chứng. Hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ cố gắng đẩy AI lên một tầm cao mới bằng cách áp dụng nhãn AI trên các tính năng tiêu chuẩn để làm cho chúng trông tiên tiến.
Đơn cử như việc Asus Zenfone 5Z đã cung cấp “tính năng sạc AI và nhạc chuông AI”. Trên thực tế thì điều này chẳng đem đến sự thay đổi đáng kể nào cả bởi tính năng nhạc chuông AI trên Zenfone 5Z chỉ đơn giản là điều chỉnh âm lượng chuông của bạn dựa trên tiếng ồn xung quanh.
Ảnh camera nhưng lại chụp bằng máy ảnh chuyên dụng
Chiêu trò quảng cáo này đã được phát hiện từ lâu nhưng nhiều nhà sản xuất vẫn cố tình sử dụng chiêu trò này để khiến cho khách hàng bị nhầm lẫn. Trước đó, hai đại diện lớn là Huawei và Samsung chính là những đại diện “sừng sỏ” bị phát hiện sử dụng chiêu trò câu khách rẻ tiền này.
Ars Technica cho biết, Huawei đã bị lộ là sử dụng máy ảnh DSLR chuyên nghiệp cho những bức ảnh mà hãng quảng cáo trên chiếc Huawei Nova 3. Hay năm 2018 thì một người dùng Twitter đã tiết lộ nỗ lực của bộ phận Samsung Brazil nhằm chuyển ảnh chụp bằng máy ảnh chuyên thành ảnh chụp bằng Samsung Galaxy A8.
Hãy tỉnh táo trước những thông số kỹ thuật
Hầu hết chúng ta trước khi mua một chiếc điện thoại thông minh đều sẽ nhìn vào bảng thống số để tham khảo. Nhất là việc pin sạc nhanh thế nào? Megapixel trên máy ảnh là bao nhiêu? Dung lượng pin là bao nhiêu? Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng thông số kỹ thuật cao không đồng nghĩa là nó thực sự đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đối với những sản phẩm khá đắt tiền như điện thoại thông minh, bạn đừng chỉ nhìn vào duy nhất vào bảng thông số. Thay vào đó, hãy xem hiệu suất thực tế của điện thoại đó ra sao vì điều đó sẽ giúp bạn lật tẩy được hết tất cả những chiêu trò chênh lệch giữa quảng cáo và trải nghiệm thực tế.
Nguồn: Tổng hợp