Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn có không phải lúc nào cũng thuận lợi và có rất nhiều những áp lực vô hình vô tình đẩy chúng ta tới căn bệnh trầm cảm.
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm là điều vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng bởi sức khỏe tinh thần mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
>> Bí quyết giảm đau không cần dùng thuốc với 10 cơn đau thường gặp
Biểu hiện của người bị trầm cảm nhẹ
Trước khi giải đáp được câu hỏi rằng người bị bệnh trầm cảm có tự khỏi được không thì chúng ta cần hiểu xem các mức độ của bệnh trầm cảm. Trầm cảm nhẹ là bệnh thuộc chứng rối loạn trầm cảm rất hay gặp, có thể kéo dài và dai dẳng. Trong tiếng anh được gọi với cái tên là là dysthymia trầm cảm nhẹ, ít nghiêm trọng hơn nhưng sẽ kéo dài. Người bệnh luôn có cảm giác chán nản và buồn bã. Ngoài ra có một số biểu hiện của bệnh trầm cảm nhẹ như:
– Luôn cảm giác thèm ăn hoặc không muốn ăn khiến cho cân nặng thay đổi bất thường
– Trạng thái tinh thần mệt mỏi, ủ rũ
– Luôn cảm thấy tội lỗi, vô dụng và không có hy vọng
– Chán nản không có hứng thú với mọi điều xung quanh
– Không có động lực và năng lượng sống
– Buồn bã và rất dễ khóc
– Mất ngủ, ngủ chập chờn không ngon giấc hoặc dễ thức giấc giữa đêm
– Suy nghĩ tới cái chết, tự làm hại bản thân và muốn tự tử
– Mất tập trung và thiếu quyết đoán trong mọi việc
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm nhẹ
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ như:
– Lạm dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn: Những chất kích thích này chỉ gây hưng phấn tạm thời nhưng sẽ bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây mệt mỏi làm thay đổi tâm trạng của con người
– Trầm cảm theo mùa: Sự thay đổi của mùa và thời tiết cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng của con người
– Sang chấn tâm lý: Do gặp phải những biến cố, mất mát trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến tâm lý con người…
– Giới tính: Phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể ví dụ như kì kinh nguyệt, mang thai, sau sinh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần ở phụ nữ.
Người bị bệnh trầm cảm có tự khỏi được không?
Việc bị bệnh trầm cảm có thể tự khỏi được không còn tùy thuộc vào vào mức độ và tình trạng bệnh. Đối với trầm cảm nhẹ, người bệnh vẫn có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc hay điều trị tâm lý. Tuy nhiên, nếu như ngó lơ bệnh mà không có bất kỳ phương pháp điều trị nào thì bệnh có thể tái phát khiến cho tình trạng của người bệnh thêm nặng hơn. Hơn thế nữa bệnh còn ảnh hưởng tới các bệnh như đường ruột, dạ dày, thần kinh, huyết áp,…
Một vài phương pháp tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm
Để ngăn ngừa bệnh trầm cảm có tiến triển nặng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì có thể áp dụng một số cách chữa trầm cảm nhẹ bằng một vài phương pháp tự nhiên sau:
Ngủ đủ giấc
Theo thống kê, thì có khoảng 80% những người bị trầm cảm đều trải qua rối loạn giấc ngủ: họ gặp khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Giấc ngủ và bệnh trầm cảm có sự liên quan trực tiếp với nhau. Không chỉ mất ngủ gây trầm cảm mà ngược lại bệnh trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Hạn chế uống đồ uống có caffeine
Bạn có thể uống trà, sôcôla, cà phê trong buổi sáng, nhưng hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa caffeine vào buổi chiều và buổi tối.
Hạn chế caffeine để giảm triệu chứng bệnh trầm cảm tự nhiên
Vì hàm lượng cafein cao sẽ gây ra tình trạng mất ngủ. Nếu bạn đang nghiện cà phê, hãy cắt giảm từ từ để tránh các triệu chứng khó chịu trong quá trình cai caffeine.
Bổ sung thêm nhiều vitamin D
Theo nghiên cứu, việc cơ thể thiếu hụt vitamin D cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Việc cơ thể tiếp nhận đủ vitamin D thông qua chế độ ăn uống và hoặc lối sống sẽ giúp ngăn chặn bệnh trầm cảm thông thường.
Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là một trong những lý do dẫn tới một số triệu chứng trầm cảm nhẹ. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc dành thời gian ở ngoài trời để tiếp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời thì bạn cũng có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Bổ sung các axit béo Omega-3
Các axit béo Omega-3 cũng đã được nghiên cứu về khả năng tác động tiềm ẩn của chúng đối với căn bệnh trầm cảm. Một kết quả nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy việc bổ sung Omega-3 có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở cả người lớn và trẻ em.
Tập thể dục
Tập thể dục không hẳn là tập những bài tập quá sức, vận động nhiều như vận động viên mà chỉ là những hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ cũng đã có thể giúp bạn cải thiện được phần nào tâm trạng của bạn. Bạn cũng có thể tìm một người bạn tập thể dục cùng mình. Không chỉ giúp bạn có thêm thói quen tốt mà bạn còn có thể kết nối duy trì các mối quan hệ xã hội. Từ đó mà giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh trầm cảm.
Ngồi thiền
Căng thẳng cũng có thể làm tăng mức độ cortisol trong não. Theo nghiên cứu cho thấy, những người bị trầm cảm thường có mức cortisol cao hơn so với những người bình thường. Thiền được cho là một trong những hoạt động giúp giảm căng thẳng và tập trung hơi thở, chuyển động của cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống.
Ngồi thiền để giảm triệu chứng bệnh trầm cảm tự nhiên
Ngoài những cách chữa bệnh trầm cảm trên thì bạn có thể tìm cho mình một người bạn có thể lắng nghe và thấu hiểu, bạn cũng có thể viết nhật ký nói ra những suy nghĩ của bản thân, những mối bận tâm xung quanh. Hoặc bạn có thể tham gia các hoạt động xã hội để kết nối với mọi người và kết nối với bản thân bạn.
Kết luận
Mỗi người đều có thể bị trầm cảm nhẹ do những áp lực hằng ngày của cuộc sống. Người trầm cảm tự khỏi bệnh được không còn tùy thuộc vào những yếu tố tác động xung quanh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về câu hỏi người trầm cảm có tự khỏi được không, vì một sức khỏe tinh thần khỏe mạnh và hạnh phúc!