Trong những ngày vừa qua, mạng xã hội đang vô cùng xôn xao trước sự việc bạo lực học đường tại Trường Quốc tế ISHCMC-AA tại TP. Hồ Chí Minh. Đã có nhiều ý kiến bình luận đánh giá đưa ra bàn tán về vụ việc trên. Tổng hợp tất cả những ý kiến từ vụ việc trên, chúng ta có thể rút ra rất nhiều cách ứng xử của các bên khi xảy ra bạo lực học đường.
Phụ huynh nên tiếp cận làm việc với nhà trường sớm thay vì có những hành vi tiêu cực khác đối với người bạo hành con mình
Khi con em của mình không may là nạn nhân của bạo lực học đường thì việc đầu tiên mà phụ huynh nên làm là hãy nói chuyện làm việc trực tiếp với nhà trường thay vì tìm đến người đánh con của mình. Phụ huynh cũng cần tìm hiểu và nắm rõ các quy trình giải quyết bạo lực học đường từ nhà trường để chủ động hơn trong việc giải quyết vụ việc. Đồng thời phụ huynh không được nóng giận, mất bình tĩnh và cần phải tôn trọng và tuân theo quy trình giải quyết và giải quyết theo hướng tích cực nhất có thể để ở đó những đứa trẻ sẽ nhận được những bài học có giá trị chứ không phải sự trừng phạt.
Cách ứng xử của người lớn khi trẻ là nạn nhận của bạo lực học đường
Mỗi bên đều phải bình tĩnh nói chuyện không nóng vội và có những hành động không chuẩn mực thì mọi chuyện sẽ được giải quyết êm đẹp hơn. Trong trường hợp các bên không tìm được “tiếng nói chung” khi xử lý thì sẽ nhờ đến các bộ phận liên quan phụ huynh có thể báo cáo sự việc đến các bộ phận liên quan như: Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục hoặc liên hệ ngay đến đường dây nóng của Cục Bảo vệ trẻ em, thậm chí có thể làm đơn khiếu nại nếu nhà trường không giải quyết vụ việc hợp lý. Phụ huynh cũng cần phải quan tâm chú ý đến con em mình nhiều hơn khi không may là nạn nhân của bạo lực học đường vì sau khi bị bạo lực học đường về mặt tâm lý sẽ bị tổn thương, phụ huynh cần phải can thiệp tâm lý, nói chuyện chia sẻ với con để tránh những trường hợp tiêu cực đáng tiếc xảy ra.
Hãy trang bị cho mình 5 kỹ năng cơ bản để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường: Né tránh, tìm sự hỗ trợ khẩn cấp, báo cáo, đàm phán với sự cương quyết, đàm phán với sự thân thiện.
Nhà trường phải bảo vệ những đứa trẻ
Nếu như xuất hiện bạo lực học đường thì nhà trường cần phải thông tin ngay cho phụ huynh khi xảy ra vụ việc, giải quyết trực tiếp với phụ huynh xử lý đúng quy định , lập hội đồng kỷ luật và mời phụ huynh tham gia các cuộc họp và không được có thái độ né tránh. Phải xác định được nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng trọng của sự việc, đối thoại với những học sinh tham gia vụ việc. Những người quản lý giáo dục cũng như tránh được những hậu quả không đáng có do không có sự trao đổi trực tiếp.
Nhà trường phải nhanh chóng gặp gỡ nói chuyện với học sinh để nghe nguyên nhân xảy ra vụ việc. Buổi gặp gỡ bắt buộc phải có nhân viên tư vấn học đường của các em và nhà trường phải thông báo cho phụ huynh huynh. Trách nhiệm của nhà trường là lắng nghe và đưa ra hướng giải hòa cho các bên. Và mục đích cuối cùng là để bảo vệ những đứa trẻ.
Học sinh nên tìm cách thoát khỏi đối tượng có hành vi bạo lực
Nếu như bị trêu ghẹo, khó chịu và muốn chấm dứt tình trạng này thì các bạn cần phải bình tĩnh lảng tránh đi chỗ khác, không phản ứng gay gắt nên nói chuyện yêu cầu nhẹ nhàng.
Những kỹ năng để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường
Nếu tình trạng ấy vẫn tiếp diễn thì hãy tìm đến giáo viên, cha mẹ,…tránh trường hợp nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp, không đe dọa lại. Báo cáo với nhà trường nếu như xảy ra trường hợp quá nặng từ đó nhà trường sẽ cùng gia đình giải quyết. cha mẹ…Tránh cách xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
Việc giáo dục những đứa trẻ kiến thức thôi là chưa đủ, mà cần phải giáo dục về kiến thức xã hội, gia đình và nhà trường về những vấn đề của đứa trẻ đều là sự phát triển của trẻ.
Các vấn đề của trẻ không chỉ là những vấn đề trong gia đình mà chúng ta cần giải quyết mà cả những vấn đề về xã hội, học tập đều cần phải giải quyết một các hợp lý để bảo vệ quyền lợi cho trẻ.