Không thể hiện quá nhiều ra bên ngoài, không khoa trương, người hướng nội vẫn có cách riêng để đạt được thành công.
javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2014817);}else{parent.admSspPageRg.draw(2014817);}
Chuyên gia tâm lý nơi làm việc Stefan Falk, người đã đào tạo hơn 4.000 nhà lãnh đạo từ hơn 60 tổ chức khác nhau cho biết, ông luôn chú ý đến những kiểu tính cách khác nhau mà mình từng cộng tác, đặc biệt là khi ông còn giữ vai trò điều hành.
Trong các cuộc họp nhóm, ông nhận thấy, những người hướng ngoại thường phát biểu trước tiên, hào hứng dẫn dắt cuộc trò chuyện. Họ mang lại năng lượng, nhưng thường không nhiều hơn thế. Những người khiến ông tin tưởng lại là những người lắng nghe trước, rồi mới phát biểu một cách chính xác. Gần như mỗi lần như vậy, họ đều là người hướng nội.
Với người hướng nội, việc giao tiếp với người khác đặc biệt là trong nhóm hoặc khi chưa có sự chuẩn bị là điều khiến họ thấy không thoải mái. Nhưng chính sự không thoải mái ấy lại buộc họ suy nghĩ sâu hơn, lên kế hoạch cẩn trọng hơn và lựa chọn ngôn từ kỹ lưỡng hơn. Kết quả là phong cách giao tiếp chính xác, chín chắn và có sức nặng hơn hẳn.

Theo chuyên gia Stefan Falk, đây là 5 câu nói mà người hướng nội thường sử dụng, giúp họ thành công hơn người hướng ngoại.
1. “Thật lòng mà nói, tôi không biết”
Rất nhiều thời gian bị lãng phí khi mọi người cố tỏ ra hiểu vấn đề, đưa ra những ý kiến mơ hồ hoặc chọn cách im lặng, trong khi các quyết định vẫn được đưa ra dựa trên những giả định thiếu chắc chắn.
Người hướng nội thay đổi điều đó bằng cách làm điều hiếm hoi, đó là thừa nhận những điều mình chưa biết. Điều này đến với họ rất tự nhiên. Vì sao? Bởi họ chỉ đang nói sự thật. Sự thành thật ấy không chỉ khiến người khác dễ chịu, mà còn đem lại sự hiệu quả.
Điều này cũng tạo ra một môi trường khiến mọi người cảm thấy an toàn khi thừa nhận sự không chắc chắn, từ đó đưa ra những suy nghĩ và quyết định tốt hơn.
2. “Có lẽ tôi bỏ sót điều gì đó. Bạn thấy sao về vấn đề này?”
Ở nhiều tổ chức, mọi người thường tranh nhau thể hiện rằng mình nắm rõ mọi thứ đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Nhưng kết quả là bỏ lỡ góc nhìn khác và hạn chế sự hợp tác.
Ngược lại, người hướng nội lại thể hiện bản thân theo cách cho thấy họ thực sự trân trọng quan điểm của người khác. Họ biết mình không thể nắm trọn bức tranh và chủ động tìm kiếm mảnh ghép từ người xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho sự đa dạng về quan điểm và những ý tưởng chưa từng được khai phá.
3. “Tôi đã dành thời gian để tìm hiểu và…”
Nhiều người có xu hướng “thổi phồng” công sức của mình, luôn nói về mình đã phải nỗ lực như thế nào, đôi khi là để che giấu sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng hoặc để bảo vệ vị trí của bản thân.
Người hướng nội thì ngược lại, họ mang đến giá trị thực sự mà không khoa trương hay màu mè về sự nỗ lực của mình. Khi họ nói rằng đã “tìm hiểu vấn đề này”, điều đó có nghĩa là họ thật sự đã làm vậy. Thay vì tô vẽ nỗ lực, họ để chất lượng nói lên tất cả.
Điều đó khiến họ trở thành một nhân tố âm thầm nhưng không thể thiếu trong các quyết định quan trọng.
4. “Tôi muốn tạm dừng lại ở đây thay vì vội vàng phỏng đoán. Hãy đào sâu thêm”
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, áp lực phải hành động nhanh và thể hiện sự quyết đoán là rất lớn. Nhưng khi các nhóm bỏ qua sự mơ hồ hoặc giả vờ hiểu rõ, họ thường đi sai hướng.
Người hướng nội giúp giảm thiểu rủi ro đó. Họ biết khi nào nên tạm dừng, không phải để trì hoãn, mà để đảm bảo mọi thứ được làm đúng cách. Họ biết khi nào cần chậm lại để suy nghĩ kỹ hơn, từ đó tạo ra một văn hóa ra quyết định chính xác hơn và ít hối tiếc hơn.
5. “Có vẻ như điều bạn lo lắng là về thời gian, chứ không phải về ý tưởng. Có đúng vậy không?”
Một trong những lý do lớn khiến công việc trong tổ chức không hiệu quả là những mâu thuẫn âm ỉ không được nói ra. Mọi người có thể tỏ ra đồng tình, nhưng bên trong lại đầy do dự, bức xúc hoặc ngấm ngầm phản đối.
Khi những cảm xúc ấy không được nhận diện, hậu quả là trễ hạn, thiếu hợp tác và kết quả kém. Với tư duy phản biện và khả năng quan sát sâu sắc, người hướng nội có thể phát hiện và nhận diện điều đó. Họ chú ý đến cả những điều người khác không nói. Họ làm sáng tỏ những gì thực sự đang diễn ra.
Sự rõ ràng đó thúc đẩy tiến độ, vì khi người khác thấy rằng họ được lắng nghe, họ sẽ không chống đối và bắt đầu đóng góp.

Làm thế nào để suy nghĩ và giao tiếp như một người hướng nội?
1. Nói chuyện có mục đích
Cũng như khi bạn bước đi, luôn có lý do và đích đến, lời nói cũng vậy. Mỗi câu bạn nói ra nên có lý do rõ ràng và góp phần đưa cuộc trò chuyện đến điều gì đó có ý nghĩa.
2. Tránh những câu nói mơ hồ
Câu kiểu “Chúng ta cần cải thiện khả năng hợp tác trong nhóm” nghe có vẻ hay, nhưng thực chất lại vô nghĩa. Thay vào đó, hãy nói cụ thể: “Nhóm A và B đang bị lệch hướng vì mục tiêu không đồng nhất. Đây là cách tôi nghĩ chúng ta có thể giải quyết…”
3. Sắp xếp những suy nghĩ của mình trước các cuộc trao đổi quan trọng
Hãy làm rõ suy nghĩ của mình, mài sắc các câu hỏi và củng cố sự tự tin thầm lặng, vốn là điểm mạnh của người hướng nội. Dùng giấy bút để ghi chú lại suy nghĩ của mình theo 3 đề mục chính: Những gì tôi chắc chắn; Những điều tôi nghi ngờ; Những điều tôi hoàn toàn chưa biết.
Việc trở nên giống người hướng nội hơn trong giao tiếp chính là học cách làm dịu những tiếng ồn trong tâm trí. Mục tiêu luôn là: Giao tiếp có chủ đích.
Theo CNBC
Theo Mini