Người Việt cho rằng “ma đưa” là dành cho những trường hợp bất thường đi lạc trong rừng như: Đi loanh quanh trong rừng không biết đường về nhà; ăn uống bất thường; bị giấu trong các bụi rậm mà người bình thường không thể chui vào được, và có nhiều biểu hiện lạ về tâm lý sau khi bị lạc trong rừng. Vậy, tại sao có những hiện tượng kỳ bí như “ma đưa”? Vậy khi bị lạc trong rừng phải làm gì để thoát hiểm?
Hiện tượng “ma đưa” và nguyên nhân
Khi bị lạc trong rừng, với những người mà đã có kỹ năng sinh tồn thì họ sẽ bình tĩnh xử lý còn những ai chưa có kỹ năng sinh tồn sẽ lo lắng sợ hãi, tâm lý bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và từ đó sẽ nảy sinh ra hiện ma đưa. Dưới góc độ của tâm lý học đây chỉ là một hiện tượng ảo giác.
Ảo giác được cho là quá trình phản ánh sai lệch bởi các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng một cách khách quan. 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng ảo giác là: sinh lý, vật lý và tâm lý.
Hiện tượng “ma đưa” bị lạc trong rừng và nguyên nhân
Nguyên nhân về mặt sinh lý: Khi đi lạc trong rừng, cơ thể mệt mỏi sức khỏe suy giảm, độ nhạy cảm của các giác quan giảm hoặc tăng dẫn đến sự phản ánh sai lệch về sự vật hiện tượng gây ra ảo giác và không điều khiển được hành vi của mình và làm một số hành động kỳ quái như ăn đất, cây cỏ, những đồ bẩn thỉu thậm chí là chui vào bụi rậm gai góc ngủ trong đó. Vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp người bị lạc trong rừng chui vào bụi rậm gai góc rất khó để đưa ra ngoài.
Nguyên nhân tâm lý: Khi đi lạc trong rừng đã quá lo lắng và hoảng loạn nên người lạc đã bị ảo giác. Họ cảm thấy thời gian trôi vô tận, không phân biệt được thời gian và nghe thấy những âm thanh ghê rợn và thường bị ám ảnh bởi những âm thanh hình ảnh ấy sau khi trở về nhà. Vì vậy những người đi lạc sau khi được giải cứu trở về nhà thường hay kể những chuyện phi thực tế, thiếu logic như “ma đưa, quỷ dẫn”.
Nguyên nhân về mặt vật lý: rừng là nơi có nhiều cây cối làm cho người đi dễ bị phân biệt sai phương hướng và thiếu ánh sáng nên phản ánh sai lệch sự vật hiện tượng bên trong do ảnh hưởng của quy luật tự nhiên nên thường đi một vòng rồi quay trở lại vị trí cũ và thậm chí khi đến địa điểm quen thuộc cũng không nhận ra nữa.
Ngoài những nguyên nhân trên có một trong những yếu tố góp phần đã tạo nên hiện tượng kỳ bí “ma đưa” và chuyện này thường được những người đi rừng lạc về kể lại. Những người đi lạc sau khi trở về tâm lý sẽ trở nên yếu đuối hơn và muốn được bù đắp che chở.
Một số kỹ năng an toàn khi bị đi lạc trong rừng
Khi vào một khu rừng lạ bận cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng sau:
Chuẩn bị các loại vật dụng, phương tiện liên lạc để ứng cứu trước trong rừng
Đây là bước vô cùng quan trọng giúp cho bạn không rơi vào tình huống bị lạc trong rừng. Nếu đi rừng hãy chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu như: bật lửa dao nhọn, điện thoại, đèn pin, nước uống và đồ ăn…để có thể giúp bạn sinh tồn nếu như bị lạc còn nếu đi theo nhóm thì trước khi đi cần phải có những quy ước, cách liên lạc để ứng cứu khi bị lạc. Bạn cần phải ghi nhớ địa hình đã di chuyển qua, đặc biệt nên chú ý các ngã ba, đường mòn, sông suối và các cây to. Nếu cần thiết hãy chụp lại bằng điện thoại.
Định vị – định hướng
Nếu smartphone mà bạn đem theo có chức năng định vị và bạn ở khu vực có phủ sóng thì việc xác định vị trí của bạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể áp dụng một số cách cổ điển như: trèo lên cây cao hoặc điểm cao để quan sát, ước lượng thời gian khoảng cách, tốc độ để xác định vị trí.
Bạn có thể dùng dao hoặc que để vẽ sơ đồ xác định vị trí của mình, bạn cũng có thể sử dụng la bàn để xác định hướng đi.Trong trường hợp có sông, suối thì bạn phải xác định xem mình ở hạ lưu hay thượng lưu rồi đi men theo bên bờ vì nếu nó đổ về đồng bằng thì sẽ có người ở, tăng khả năng thoát hiểm hơn cho bản thân.
Bạn cũng có thể lắng nghe âm thanh xung quanh để định hướng như âm thanh của sông, suối, chuông nhà thờ, chuông chùa, phương tiện giao thông,…
Trú ẩn an toàn vào ban đêm
Khi trời sắp tối, mà bạn vẫn chưa tìm được lối ra thì bạn hãy tính đến phương án ngủ lại trong rừng. Đầu tiên bạn phải tìm nơi trú ẩn an toàn như hang động hoặc dưới những gốc cây lớn,… để chú ẩn . Nếu là mùa mưa, cần chú ý chọn chỗ trú ẩn tránh được mưa hoặc lấy lá cây rừng to để che chắn và chuẩn bị nhiều cành củi khô để sưởi ấm trong đêm, nếu không có bật lửa thì hãy sử dụng các phương pháp như dùng bùi và khoét khe một cành cây khô chà liên tục vào nhau đến khi bén lửa hoặc tạo lửa nhờ phương pháp kính hội tụ. hoặc lấy lá cây rừng dựng, che chắn để tạo nơi trú ẩn an toàn. Hãy cố gắng nhóm lửa để tạo ra tín hiệu cho người khác hoặc chế biến thức ăn trong đêm đồng thời cũng tránh được thú dữ. Và bạn cũng cần phải chuẩn bị một cành cây dài để cạnh người để có thể tự vệ khi bị thú dữ tấn công.
Các kỹ năng sinh tồn cơ bản khi bị lạc trong rừng
Tìm kiếm thức ăn và nước uống
Bạn cần phải kiểm tra xem lượng thức ăn mình mang theo còn nhiều hay ít nếu còn ít thì hãy tìm sông suối xung xung quanh gần đấy, thức ăn bạn có thể bắt động vật, côn trùng, cá dưới suối để làm thức ăn.
Di chuyển và báo hiệu
Nếu bạn đã xác định được phương hướng có thể di chuyển thoát thì cần ghi nhớ đánh dấu những địa điểm đã di chuyển ra, để lại ký hiệu trên đường đi để lực lượng cứu hộ có thể tìm thấy bạn.
Nếu vẫn chưa xác định được lối ra thì tốt nhất là nên tìm nơi trú ẩn an toàn tốt nhất nên trú ẩn ở nơi an toàn và tìm cách tìm người cứu giúp, Có thể đốt lửa, tạo ra khói để báo hiệu hoặc có thể xếp cánh cây, đá thành hình tam giác để cứu hộ có thể tìm thấy bạn từ trực thăng. Bạn có thể hú hồi dài theo chu kỳ 30 phút để báo hiệu.