Giờ đây, tuy lan đột biến đã rớt giá thảm nhưng nhiều người chơi vẫn cạnh tranh để chờ thị trường nóng trở lại.
Trước đây “cố” chơi lan ôm nợ chồng chất
Nhiều người chơi thấy phong trào chơi lan đột biến rầm rộ trên các trang mạng xã hội, nhất là Facebook đã nhanh chóng “tay ngang” mong kiếm lời. Hồi ấy, mỗi giao dịch giò lan phi điệp đột biến có tên “Bướm đại ngàn” với giá 1,1 tỷ đồng. Sau đó không lâu, giò lan này được rao với giá mới: 100 tỷ đồng.
Mỗi ngày, hàng nghìn livestream trên mạng xã hội đã khiến cho những “tay chơi mới” bị cuốn theo vòng xoáy chơi lan lúc nòa không hay. Những mầm mống mong muốn được chơi lan, muốn được đổi đời cứ như thế ngấm nhanh vào người ta lúc nào không hay biết.
Anh Hoàng chia sẻ: Thời điểm ấy anh đã bỏ việc kinh doanh ăn uống đang ổn định để rót vốn đầu tư lan đột biến. Trong đó, chỉ riêng chi phí khung dàn để làm vườn trên cao cho hoa lan trong căn nhà 2 tầng đã “ngốn” mất của anh hơn 500 triệu đồng.
Mới đầu bản thân anh Hoàng chưa có nhiều kinh nghiệm nên chủ yếu là mua lại lan để chơi trước. Anh từng mua đủ loại đắt có, rẻ có và mong “vớ” được giò lan phi điệp 5 cánh trắng đột biến. Thậm chí anh chẳng tiếc mà bỏ ra thêm những 400 triệu để mua lan, thậm chí là “cắm” sổ đỏ để vay ngân hàng mong có đủ vốn để mua lan.
Thế nhưng, thực chất các hội nhóm kéo người xem đông đảo trên Facebook đều chỉ là hình thức qua mắt để “dụ con mồi vào tròng”. Chơi lan như chơi sổ xố theo hình thức may rủi, tất cả chỉ là lời quảng cáo của người bán. Thậm chí để con mồi dễ tin tưởng, chủ vườn lan còn đưa ra những lời thề thốt, hứa hẹn sẽ đền bù gấp nhiều lần nếu phát hiện lừa đảo.
Ngay sau khi chuyển tiền, nhận hoa, khách hàng mới phát hiện, các giỏ lan đều đã nở và không giống mẫu lan đột biến được rao bán. Khách liên hệ Facebook đã bán muốn đòi lại tiền thì các chủ tài khoản trên đã “bay màu” và không còn lại dấu vết nào. Hơn nữa, tất cả các giao dịch đều thực hiện qua mạng nên những khách như anh Hoàng đều ngậm ngùi ôm trái đắng. Thậm chí nợ nần chồng chất vì vay mượn, vay nóng khắp nơi khi tin tưởng thị trường lan đột biến còn “nóng”.
Hàng loạt các vụ lừa đảo lan phi điệp, giá cao gấp nhiều lần thị trường giờ đây đã giảm. Thậm chí lực chức năng vạch trần nhiều phi vụ như ở Hoà Bình, Thanh Hoá, Đắk Lắk…Tại Nghệ An, công an tỉnh này cũng đã xử lý nhiều băng nhóm lừa đảo bán lan đột biến lên đến hàng tỷ đồng.
Chủ yếu các nhóm lừa đảo này hoạt động theo hình thức thuê vườn để trồng lan và nhanh chóng kéo con mồi sa bẫy bằng các sự kiện mua bán lan. Hoặc tinh vi hơn là tạo giò lan “Fake” để tìm những người mua nhẹ dạ cả tin để kiếm lợi bất chính.
Thị trường lan đột biến có sốt dẻo trở lại?
Mặc dù thị trường mua bán lan đột biến không còn giá bán khủng như trước, thậm chí đã “bắt đáy” nhưng nhiều người vẫn ôm mộng và chờ lan tăng giá. Tất cả những điều này đều diễn ra âm thầm về giá cả. Những người mua lan này mua, thậm chí là đột biến luôn cả “siêu cây” và họ sẽ lập tức tẩy chay, bóc phốt những ai chót dại bán giá rẻ.
Vừa qua, một bài “bóc phốt” của anh N.V.T – người chơi lan đột biến (lan var) – khi anh cho rằng một nhà vườn có tiếng trên địa bàn quận Tây Hồ – Hà Nội đã có hành vi phá giá thị trường. Anh T cho biết hiện đã chặn liên lạc và theo dõi trên mạng xã hội đối với nhà vườn này. Bên cạnh đó, anh T cũng đưa hẳn thông tin của những “kẻ phá giá” lên mạng xã hội để cảnh báo cho những người khác cùng biết.
Anh T cũng cho hay, bản thân anh đã đầu tư cả chục tỷ cho lan đột biến khi thị trường này bắt đầu nóng sốt. Dù hiện tại giá lan đã “chạm đáy” nhưng anh vẫn kiên quyết giữ lại, không phá giá vì mong rằng thị trường này sẽ nhanh chóng sôi động trở lại.
Tuy nhiên, nhiều nhà vườn vẫn đang cố gắng giao bán lan đột biến với giá rẻ khiến anh vô cùng bức xúc. Hầu hết các nhà vườn này chỉ “lấy danh” chơi lan var để trục lợi, kiếm chác từ người mua nhẹ dạ cả tin là chính.
Chiêu trò của họ có thể là bán hàng giả là loại cây cấy mô, thân lá có đặc điểm giống 70-80% cây thật nhưng hoa thì khác biệt hoàn toàn. Khi các nhà vườn mua phải giống cây giả thì họ không ngần ngại bán cho người khác, đến khi bị phát hiện và phải đền bù cho khách thì họ lại đăng bán với giá rẻ, phá giá thị trường.
3 năm trở lại đây, cũng không ít thương vụ bán lan đột biến với mức giá “trên trời” của các đại gia chơi lan. Mức giá hầu như là chục tỷ hoặc thậm chí còn hơn thế. Dù đó đều là các vụ chưa thể xác minh nhưng đã khiến thị trường lan sốt rần rần trở lại.
Mặc dù ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã lên tiếng để cảnh báo các cuộc giao dịch “ảo”, không có cơ sở pháp lý. Và có thể đó là chiêu trò “thổi giá” để dẫn dụ người khác “sa bẫy”.
Chỉ cần có người đầu tư, họ sẽ giới thiệu qua nhóm đến những đối tượng khác để bán giá cao hơn. Mua qua bán lại thấy cũng lời thì “con mồi” bắt đầu chơi lớn và sẵn sàng rút cạn tiền bấy lâu tích lũy được ra đầu tư nhưng sau đó không bán lại được. Cũng có thể đó là chiêu trao đổi giữa những người trong nhóm “lừa đảo” để “lòe” những ai không biết, một khi bán được cho người ngoài thì chúng sẽ chia trách lợi nhuận với nhau.
Cho đến nay, việc mua bán lan đột biến với giá trị khủng chưa hề có sự kiểm soát soát của cơ quan nhà nước nên dễ gây ra “bong bóng đầu tư”. Hoặc nguy hiểm hơn là dễ dần đến các hình thức biến tướng như lừa đảo, tranh chấp hoặc mô hình đa cấp trái pháp luật và mất ổn định xã hội.
Hiện tại, dù cơn sốt chơi lan đột biến đã hạ nhiệt nhưng nhiều diễn đàn vẫn đang nhen nhóm chờ cơ hội nóng trở lại. Dù nhiều nhà đầu tư lao đao, khốn đốn vì ôm nợ nhưng vẫn cố gắng thúc đẩy thị trường để mong lan đột biến lại sôi động như xưa.
Nguồn: Tổng hợp