Streamer Hà Hà là nữ sinh sinh năm 1999 tại Hà Nội, cô nàng hiện tại là một game streamer toàn thời gian. Công việc này đòi hỏi Hà Hà thường xuyên phát trực tiếp từ 7-8 tiếng trên kênh YouTube cá nhân với gần 300.000 lượt đăng ký và ứng dụng Nonolive mà cô đã ký hợp đồng.
Mỗi ngày, thời gian làm việc của cô nàng sẽ bắt đầu từ lúc 10h30 khi hầu hết mọi người đã đến công sở. Ngay sau khi tỉnh giấc, cô nàng sẽ bắt đầu ca trực và thực hiện ca livestream kéo dài trong bốn tiếng. Sau khi ăn trưa, nghỉ ngơi thì đến 14:30 Hà Hà sẽ lên kịch bản để thực hiện livestream buổi tối từ từ 21h đến 24h.
Khoảng thời gian 2 – 3 tiếng kế tiếp cô nàng cũng sẽ tiếp tục suy nghĩ về kế hoạch và kịch bản chi tiết cho buổi livestream sáng hôm sau. Sau đó, cô nàng sẽ đi ngủ vào lúc 4 giờ sáng để có năng lượng làm việc tiếp cho ngày hôm sau.
Mặc dù hiện tại, khái niệm về streamer khá phổ biến trong cuộc sống và còn được xem là nghề “hốt bạc” của các hot girl trẻ tuổi đình đám. Tuy nhiên, thực chất sau vẻ ngoài hào nhoáng, bóng bẩy trên mạng thì hầu hết các streamer đều phải đối mặt với stress tâm lý bởi những lời xúc phạm trên mạng hoặc thậm chí họ phải đánh đổi cả sức khỏe của chính bản thân mình.
Nielsen cho hay, xét đến năm 2025 thì thế hệ Gen Z tại Việt Nam sẽ đạt mốc gần 15 triệu người. Và đây chính là nhóm sẽ sử dụng tiềm năng trên các nền tảng livestream và khiến chúng phát triển mạnh mẽ hơn. Họ vừa trở thành người dùng năng động mà còn là nhà sáng tạo nội dung đầy sáng tạo.
Cũng giống như rất nhiều các streamer, Hà Hà đã tiếp diễn hành trình của mình trong suốt 4 năm mà không hề có ngày nghỉ. Thậm chí mọi sinh hoạt của cô nàng gần như đảo lộn và ít dành thời gian được cho người thân và gia đình. Thậm chí, mọi người còn cho rằng Hà chỉ đang phung phí thời gian để chơi game hoặc tâm sự chát chít với đứa bạn nào đó.
Ban đầu bố mẹ đã từng nghĩ cô nàng có vấn đề tâm lý nặng nề vì suốt ngày giam mình trong phòng và ngồi trước màn hình vi tính.
Streamer Hà Hà cũng chia sẻ lại, bản thân cô nàng từ ngày còn đi học đã yêu thích chơi game và có niềm đam mê mãnh liệt với các trò chơi. Vì vậy, ngay khi ra trường, cô nàng đã quyết định gắn bó với con đường này thay vì đi làm việc văn phòng như nhiều bạn bè khác đã lựa chọn.
Mới tham gia, cô nàng chưa có tiếng tăm gì nên đã rất khó khăn, cô nàng phải tự chơi game và tự phát trên các kênh cá nhân như YouTube và các nền tảng xã hội khác để giao lưu, làm quen và cố gắng tạo các nhóm thân thiết để được ủng hộ. Tuy nhiên, thời điểm đó cô nàng đã gặp muôn vàn những khó khăn bởi livestream là nghề “dựa hơi” rất nhiều từ sự nổi tiếng nhưng thậm chí trong hai tháng không trời video không có một ai xem, đó thực sự là một áp lực nặng nề.
Thấy “khó” cô nàng đã chuyển sang livestream cho một ứng dụng giải trí với thời lượng bốn tiếng một ngày. Chỉ đến lúc này, bắt đầu cô nàng mới có những fan trung thành đầu tiên và dần dần Hà Hà trở thành tên tuổi được đông đảo bạn bè chơi game biết tới nhiều hơn.
Hà Hà cũng chia sẻ thêm, mặc dù mức lương hiện tại của cô nàng khá cao nhưng để được điều đó, cô nàng đã phải đánh đổi cả mồ hôi, nước mắt của chính mình. Có rất nhiều áp lực trong công việc mà không ai có thể thấu hiểu được hết như lượng xem giảm nhiều, sức ép của cạnh tranh khi ngày càng xuất hiện các streamer mới nổi khác với nhiều chiêu trò giữ chân người xem độc đáo và hấp dẫn hơn.
Bản thân Hà Hà muốn giữ chân được khán giả, không gây ra nhàm chán hoặc tự khiến mình bị “quên lãng” thì mỗi ngày cô nàng cần nghĩ ra nội dung hay và hấp dẫn hơn. Nhất là việc chơi game, trò chuyện hay tạo phòng tham gia thi đấu để xem ai sẽ may mắn dành giải thưởng….đây đều là những điều có thể kích thích khả năng giữ khán giả hơn.
Dù vậy, cô nàng cũng từng phải đối mặt rất nhiều những bình luận tiêu cực thái quá, thậm chí là mắng nhiếc hoặc xúc phạm. Có lần, cô nàng đã tắt ngang livestream vì quá buồn bã và không chịu nổi sự xúc động của bản thân. Có khán giả đã không ngại ngùng mà buông cả những lời tục tĩu để chửi bới hoặc bêu rếu hay cho rằng con gái mà học đòi chơi game…đó là những lời khiến Hà vô cùng suy sụp.
Cũng giống như Hà Hà, cô nàng Phương Anh (1993) cũng là streamer tại Hà Nội nhưng cô chỉ làm bán thời gian khoảng 3 tiếng/ ngày sau giờ làm của mình. Hôm khỏe khoắn thì không sao nhưng có rất nhiều hôm đi làm về muộn vừa mệt vừa tủi nhưng vẫn phải cố gắng live vì ép chỉ tiêu.
Phương Anh phải cố gắng ngồi trước màn hình để chơi game, nói chuyện với fan từ 21h đến nửa đêm mới xong ca kíp của mình. Mặc dù chỉ làm bán thời gian nhưng Phương Anh vẫn chịu rất nhiều áp lực từ lượt xem và làm sao để níu chân người xem. Muốn làm được nghề này, các streamer không chỉ cần có kỹ năng chuyên nghiệp mà còn cần có khả năng tự bảo vệ chính mình.
Cô nàng cho hay bản thân tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương và làm cộng tác, MC cho một công ty thể thao điện tử. Môi trường này đã giúp cô nàng có mức lương cứng khá cao lên đến 900 USD/ tháng, chưa kể tiền ủng hộ từ người xem. Bên cạnh đó, cô nàng còn có thể kiếm tiền qua các kênh livestream khác nhau như: Nimo, Facebook Gaming, số tiền có thể nhận được sẽ tăng gấp nhiều lần. Tuy nhiên điều này cũng sẽ đi kèm với rất nhiều rủi ro nhất là các bình luận tiêu cực, “khó lọt tai” thậm chí là xúc phạm một cách quá đáng.
Thực tế thì không chỉ có tại đất nước chúng ta, tình trạng xúc phạm, quấy rối cũng thường xuyên xảy ra với các streamer nổi tiếng thế giới. Minh chứng rõ nhất là Nightblue3, một trong những streamer người Mỹ nổi tiếng trên nền tảng Twitch và game Liên minh huyền thoại, cũng phải lên tiếng thừa nhận rằng bản thân từng nhận nhiều bình luận tiêu cực, chửi bới khi anh chơi game thua.
Hay khó nghe hơn là có người sỉ nhục vì anh không làm theo thử thách nguy hiểm họ đưa ra. Chia sẻ của trang EKgaming, khi Nightblue3 và bạn gái chia tay, thông tin bị rò rỉ và anh chàng cũng trở thành kẻ bị chế giễu, chửi bới trong các phiên livestream của chính mình.
Ông Huy Phạm, Giám đốc Metub – công ty chuyên phát triển các kênh YouTube cho các streamer, cho hay thực chất đây không phải chỉ kiếm sống bằng cách “ngồi mát ăn bát vàng” như nhiều người vẫn đang lầm tưởng. Đằng sau ánh hào quang, tiền tài có thể gặt hái được thì streamer gặp nhiều thách thức và mặt tối ít ai có thể thấu hiểu được. Tuy nhiên, nếu họ không muốn bị đào thải nhanh chóng thì cần phải thích nghi, liên tục thay đổi và sáng tạo nội dung để thu hút người xem.
Nguồn: Tổng hợp