Nữ “tân binh” của điện ảnh Việt chia sẻ với Dân Việt về áp lực khi đóng cặp cùng đàn anh Doãn Quốc Đam trong phim “Đào, Phở và Piano”.
Đào, Phở và Piano là tác phẩm của điện ảnh do NSƯT Phi Tiến Sơn đạo diễn, tái hiện không khí của tr.ận ch.iến qu.yết l.iệt bảo vệ Hà Nội trong 60 ngày đêm từ cuối 1946 đến đầu năm 1947.
Trong dàn diễn viên, đáng chú ý có những gương mặt quen thuộc như NSƯT Trần Lực, NSND Trung Hiếu, Doãn Quốc Đam, Tuấn Hưng, Nguyệt Hằng, Anh Tuấn… còn có một cái tên hoàn toàn xa lạ với khán giả, đó là Cao Thị Thùy Linh (sinh năm 2005) – người đã vượt qua hàng trăm gương mặt để vào vai nữ chính. Thùy Linh đã có những chia sẻ với Dân Việt về á.p l.ực của vai diễn và trải nghiệm khi đóng cặp cùng người đàn anh Doãn Quốc Đam. Vai diễn của Thùy Linh là cô tiểu như nhà giàu, vì tiếng gọi của tình yêu đôi lứa, tình yêu Thủ đô mà qu.yết tâm ở lại cùng những người dân ch.iến đ.ấu trong giờ phút s.inh t.ử.
Lý do gì khiến bạn được nhận vai chính trong phim Đào, Phở và Piano?
– Trong thời điểm vẫn đang theo học ngành marketing, tôi được một số người bạn tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương giới thiệu cho đi casting phim điện ảnh Đào, Phở và Piano. Với một bộ phim đậm màu lịch sử, tôi khá đắn đo khi tham gia casting và nghĩ chắc chắn sẽ có nhiều gương mặt tài năng muốn được đảm nhận vai diễn này. Nhưng nhờ có sự động viên của bạn bè và gia đình, tôi cũng cảm thấy tự tin hơn, nhưng phần nhiều cũng nhờ may mắn, cuối cùng tôi đã có mặt trong dàn diễn viên của bộ phim.
Đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn cũng đã cho tôi diễn thử những phân đoạn mà tôi cho rằng cũng không mấy dễ dàng để thể hiện, đặc biệt là làm sao phải diễn tả được xúc cảm của tình yêu đôi lứa bị ch.ia c.ắt trong ch.iến tr.anh . Ban đầu, tôi được chọn đóng vai cô ả đào, nhưng sau hai lần casting, may mắn lại được diễn vai nữ chính.
Bạn có thể giới thiệu một chút về nhân vật mình đảm nhận?
– Nhân vật của tôi là Thục Hương – cô gái sinh ra trong gia đình có điều kiện, bên ngoài tưởng chừng như rất yếu đuối, nhưng trải qua nhiều gian kh.ó trong bối cảnh ch.iến tr.anh , đặc biệt là nhờ tình yêu mãnh l.iệt với anh Vệ quốc quân tên Dân (Doãn Quốc Đam), Thục Hương đã trở nên vô cùng mạnh mẽ và tạo nên được sự bất ngờ.
Không qua trường lớp đào tạo diễn xuất, bạn làm thế nào để lấy cảm xúc khi diễn?
– Đúng là một thử thách lớn khi không qua trường lớp diễn xuất, thế nên tôi chỉ biết cố gắng hết sức có thể. Việc cần làm chính là đọc và nghiên cứu kỹ càng tư liệu lịch sử về bối cảnh của đạo diễn đưa cho. Lúc đó không chỉ dừng lại ở việc mình biết về hoàn cảnh của các nhân vật ngày đó ra sao, mà bản thân còn phải tìm thấy xúc cảm và tưởng tượng ra việc nếu mình sinh ra trong thời chiến, cuộc sống và suy nghĩ sẽ như thế nào. Bên cạnh đó được diễn cùng các diễn viên tên tuổi cũng khiến tôi có lợi thế được học hỏi rất nhiều từ họ, nên cũng đã giảm bớt kha khá á.p l.ực.
Ngoài ra, một trong những cảm hứng diễn xuất lớn nhất của tôi chính là bố mẹ, bố mẹ đã tạo cho tôi động lực to lớn và sự ủng hộ nhiệt tình để tôi theo đuổi nghệ thuật.
Bộ phim cũng đã có buổi ra mắt tại Hà Nội và chỉ còn chờ dịp được công chiếu rộng rãi cho khán giả. Bạn hy vọng mọi người sẽ đón nhận vai diễn của mình ra sao?
– Những ai quan tâm về Đào, Phở và Piano có lẽ đều sẽ biết đây là một bộ phim không dễ để thực hiện và có những thời điểm tôi không khỏi bị “ngộp” khi lần đầu tiên đóng phim, lại được tham gia một dự án lớn, diễn cùng những nghệ sĩ, diễn viên đầy kinh nghiệm. Hy vọng khán giả sẽ thấy được nỗ lực của tôi, cũng như toàn bộ ê-kíp.
Trong bộ phim này, có lẽ một trong những thử thách lớn nhất của bạn là diễn cảnh “n.óng” với Doãn Quốc Đam, bạn đã vượt qua ra sao?
– Anh Doãn Quốc Đam là một trong những diễn viên rất tài năng mà tôi được biết, tôi cũng từng theo dõi anh đóng qua rất nhiều phim. Ban đầu, chúng tôi có những kh.ó kh.ăn nhất định bởi khoảng cách về kinh nghiệm quá xa, thậm chí mọi người trong đoàn còn lo sợ tôi và anh Đam sẽ không thể t.ương t.ác trên phim.
Nhưng dù thế nào, tôi không thể chỉ nghĩ cho bản thân mình, mà còn phải nghĩ cho bạn diễn, nghĩ cho ê-kíp với rất nhiều con người đang chờ đợi mình hoàn thành cảnh quay để chuyển qua cảnh khác, điều đó thôi thúc tôi phải hoàn thành cảnh quay tốt nhất để đảm bảo tiến độ chung.
Theo cảm nhận của bạn, Doãn Quốc Đam là người như thế nào?
– Anh Đam là một người kh.ó t.ính, nhưng kh.ó t.ính ở đây là về nghề nghiệp với thái độ rất chuyên nghiệp. Ban đầu hai anh em gặp những kh.ó kh.ăn khi t.ương t.ác cùng nhau, nhưng sau đó cũng dành nhiều thời gian trò chuyện để hiểu nhau hơn, khiến cho t.ương t.ác giữa hai người khi diễn đã được cải thiện rất nhiều.
Bạn có gặp phải ch.ấn th.ương khi tham gia bộ phim này?
– Có một cảnh phim tôi chạy trên toa tàu điện và nhảy xuống đã đập phải xe tăng, lúc đó người bị th.âm t.ím hết, cảm thấy rất đ.au nhưng dù thế nào cũng phải nỗ lực.
Cảm ơn bạn về những chia sẻ!
“Đào, Phở và Piano”: Vẻ đẹp Hà Nội giữa lằn ranh ch.iến tr.anh và hòa bình
“Đào, Phở và Piano” là bộ phim do Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch đặt hàng, Công ty Cổ phần phim truyện 1 sản xuất.
Tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp Hà Nội
Chia sẻ trong buổi ra mắt phim, đạo diễn – biên kịch Phi Tiến Sơn cho biết, “Đào, Phở và Piano” là bộ phim tôn vinh cái đẹp và cốt cách tinh thần của người Hà Nội xưa.
Tôn vinh cái đẹp là thông điệp xuyên suốt bộ phim. Những câu chuyện của các nhân vật trong đó cũng đều bám sát thông điệp này.
Đó là mối tình lãng mạn, nồng nàn của anh tự vệ (Doãn Quốc Đam) và cô tiểu thư Hà thành (Cao Thùy Linh). Là người họa sỹ già (NSƯT Trần Lực) luôn ấp ủ về một bức tranh để đời. Là vị cha xứ (NSND Trung Hiếu) muốn lánh đời nhưng vẫn vun vén cho sự sống khi tổ chức hôn lễ cho cặp đôi. Là vợ chồng ông hàng phở (Anh Tuấn và Nguyệt Hằng) trong cảnh thiếu thốn vẫn muốn làm bát phở thật đủ vị.
tr.ận ch.iến gần kề, nhưng từng người dân Thủ đô vẫn hiện lên với vẻ đẹp giản dị, yêu nước, cốt cách hào hoa, phong nhã. Họ yêu cuộc sống, nhưng đầy quả cảm và sẵn sàng hy sinh để gìn giữ mảnh đất quê hương.
Đột phá trong khuôn khổ
Có thể coi “Đào, Phở và Piano” là một phim nhà nước mang tư duy cởi mở, nếu không muốn nói là đột phá trong cả khâu thực hiện lẫn kiểm duyệt.
Lần đầu tiên cảnh n.óng được thể hiện một cách trực diện, nhưng với những góc quay, ảnh sáng và bố cục đậm tính nghệ thuật.
Điểm sáng tiếp theo nằm ở bối cảnh. Họa sĩ Vũ Việt Hưng cũng rất công phu khi xây dựng cả một con phố dài 120 mét, rộng 9 mét (theo tỉ lệ 1:1) để làm bối cảnh chính cho bộ phim.
Chia sẻ với Lao Động, Vũ Việt Hưng nói: “Chúng tôi tự làm mọi thứ: gạt nền, đổ nhựa, làm đường, tạo hình các căn nhà, hình thành một khu phố cổ 2 mặt tiền. Sau hơn 5 tháng thi công, chúng tôi đã dựng xong những ngôi nhà cổ Hà Nội thập niên 1940, những cửa hàng tạp hóa, hiệu may, quán ăn… có cả xe tăng, toa tàu điện – mà người dân Hà Nội đã xây thành chiến lũy trong cuộc chiến bảo vệ Thủ đô yêu dấu năm xưa”.
NSƯT Trần Lực nhận xét, bối cảnh phim hoành tráng tạo động lực lớn cho các diễn viên.
NSƯT Trần Lực cũng cho rằng, phim đề cập đến tình yêu trong ch.iến tr.anh , vốn là chuyện rất kh.ó nhưng làm tốt thì sẽ hay.
Bối cảnh ch.iến tr.anh tạo nên sự gay cấn, luôn ở lằn ranh giữa sống – chết, nhưng lại có sự lãng mạn không thể thiếu trong đời sống, đầy ắp tính nhân văn.
Vẫn có chữ “Nhưng”
“Đào, Phở và Piano” tạo được ấn tượng tốt với những công chúng đầu tiên có cơ hội xem phim.
Tuy nhiên, điểm trừ của phim là việc biên kịch dường như quá tham, muốn nhét nhiều tuyến truyện, nhiều nhân vật quá khiến có những nhân vật được xây dựng chưa đến nơi đến chốn.
Nếu giảm bớt một tuyến truyện, dành thời gian xây dựng kĩ hơn về cảm xúc, những mâu thuẫn nội tâm các nhân vật còn lại, có lẽ “Đào, Phở và Piano” sẽ chạm đến nhiều đồng cảm hơn với khán giả.
Một điểm trừ nữa của phim nằm ở phần thoại, nặng tính kịch nói, cách phát âm của các nhân vật cũng cứng và thiếu tự nhiên.
Chỉ NSƯT Trần Lực với vài phân đoạn thể hiện thoại hài hước, dí dỏm, mang được chất riêng vào khiến phim bớt căng cứng và thêm phần hài hước.
Phim cũng không ứng dụng các công nghệ hiện đại như VFX, CGI trong phần hậu kì, nên nếu là một người xem kh.ó t.ính sẽ thấy nhiều cảnh giống như được bê nguyên ở sân khấu kịch nói lên, từ cách đánh sáng, vị trí đặt máy cho đến tư thế của diễn viên.