CĐM đồng loạt chê trách cô vợ “đứng núi này, trông núi nọ”, không biết đồng cam cộng khổ với chồng lúc sa cơ.
javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2014817);}else{parent.admSspPageRg.draw(2014817);}
Mới đây, câu chuyện của một tài khoản ẩn danh, tạm gọi là chị H. trên nhóm “Vén khéo” nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Theo lời chị H., chồng chị có tính cách tốt, không có thói hư tật xấu, yêu thương vợ con. Trong mắt nhiều người, họ khen chị H. may mắn khi tìm được người chồng như vậy.
Nhưng chị vẫn buồn phiền mỗi ngày vì chồng hiền lành nhưng thụ động trong mọi chuyện, đặc biệt là chuyện kiếm tiến, toàn để chị thúc ép.
Vợ chồng chị H. hiện có mức lương ngang nhau. Chồng chị làm IT, còn chị là giáo viên mầm non. Hiện chồng chị đã có công việc ổn định nhưng anh không chịu nghiên cứu học hỏi để nâng cao năng lực. Vì thế, mức thu nhập chỉ tạm đủ sống, chưa dư dả.

Hồi mới lấy nhau, chị H. không thấy có vấn đề gì, chị tự thu vén chi tiêu, tranh thủ buôn bán để có “đồng ra đồng vào”. Chị cũng đứng ra vay mượn người thân để gom tiền mua nhà cho 2 vợ chồng. Nhưng kể từ khi sinh em bé đầu tiên, chị nghỉ thai sản không lương 6 tháng, chị mới thấy chật vật tài chính.
Chị H. tâm sự: ” Do phải chăm em bé nên mình không có thời gian buôn bán kiếm thêm như trước, vì thế thu nhập giảm hẳn. Chồng cũng không chịu gia tăng thu nhập. Dạo gần đây, chồng mình còn mất việc nữa, cả nhà phải sống bằng đồng lương giáo viên của mình. Nhiều tháng bị hụt, mình phải mượn tiền bù thêm mà stress quá”.
Chị H. cho biết thêm, dù chồng đang trong tình cảnh thất nghiệp nhưng anh không nhận ra hoàn cảnh khó khăn, vẫn không cầu tiến. Mặc dù chị H. đã tư vấn cho chồng học thêm các kiến thức mới như: Đầu tư BĐS, đầu tư vàng,… nhưng chồng chỉ học được 1 tháng là chán.
javascript:void(0)
Hiện chồng chị H. vẫn đang loay hoay đi kiếm việc ngành IT nhưng không nơi nào nhận. Anh cũng tranh thủ đi chạy bàn part-time mà lương chỉ “ba cọc. ba đồng” chỉ đủ ăn. “Bao nhiêu chi phí giờ mình phải gồnh gánh, bệnh cũng không dám nghỉ vì sợ bị trừ lương”, chị H. trải lòng.
Nhiều lúc bế tắc, chị H. muốn bán nhà để về ở với bố mẹ đẻ nhưng chị cũng biết, bố mẹ chồng sẽ không để cho chồng chị sang nhà vợ ở rể. Còn bản thân chị lại không muốn sống chung với bố mẹ chồng. Giờ chị không biết có nên bỏ chồng chỉ vì lý do chồng không kiếm ra tiền.
“Em vẫn thương con và muốn con được ở với bố vì anh cũng chịu chăm con, chơi với con, chỉ là mức lương giáo viên của em thì không đủ lo cho cả gia đình”, chị H. xin lời khuyên từ CĐM.
Câu chuyện của chị H. nhận được nhiều cảm thông từ mọi người. Có lẽ quá chật vật chuyện tiền bạc nên chị H. mới trở nên tiêu cực, muộn phiền. Tuy nhiên trong cuộc sống vợ chồng sẽ có rất nhiều khó khăn, sẽ có lúc nửa kia ốm đau, bệnh tật, mất việc thì người còn lại cần động viên, đồng hành. Anh chồng trong câu chuyện tuy chưa kiếm được nhiều tiền để mang lại cuộc sống đủ đầy cho vợ con nhưng anh là người chăm chỉ, yêu thương vợ con.
Không ai trên đời hoàn hảo, thường được mặt nọ sẽ thiếu hụt mặt kia. Chỉ khi bản thân biết đủ, chúng ta mới thấy hạnh phúc, thấy giá trị cuộc sống. Nhìn thực tế, ngoài xã hội không thiếu đàn ông bê tha, nhiều tệ nạn, ruồng rẫy vợ con.
Phía dưới bài viết, nhiều người để lại bình luận ấm áp:
– Mình cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Năm ngoái gia đình nợ ngân hàng, phải trả góp hàng tháng 10 triệu đồng. Nhưng bỗng dưng chồng thất nghiệp, dù trước đó anh có 12 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Nhưng mình không chì chiết chồng, chỉ động viên anh “sông có khúc, đời có lúc”, cứ bình tĩnh tìm việc.
– Chị đừng coi thường chồng, nên động viên chồng, cùng nhau bước qua giai đoạn khó khăn.
– Chia sẻ với chồng bạn, giờ chắc ông ấy đang stress lắm. Mình cũng IT, ngành đang layoff siêu gay gắt, việc ít mà yêu cầu cao.
– Cuộc sống hôn nhân không phải màu hồng, đây là thời điểm 2 vợ chồng nên cùng nhau bàn bạc, động viên và chia sẻ với nhau. Nhiều lúc đàn ông cũng có những tâm sự không thể nói ra.
Ứng Hà Chi