Cây nhội – Bischofia javanica Blume còn có tên thu phong, nhội tía, quả cơm nguội… Vỏ, thân, rễ, lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi sấy khô. Cây nhội “cụ” được nhiều địa phương bảo vệ như di sản và đây cũng là vị thuốc giúp giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết… rất có lợi cho sức khỏe.
Cây nhội phân bố rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Lào, Việt Nam, các tỉnh ở phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, nhội phân bố rải rác khắp các vùng núi, trung du và đồng bằng. Cây thường mọc ở ven các rừng kín thường xanh, đặc biệt trong các quần hệ thứ sinh, sống được trên nhiều loại đất với độ cao phân bố đến 1000m.
Theo Đông y, nhội vị hơi cay, chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Người ta dùng ngọn, lá non thái nhỏ, rửa kỹ xào hay nấu canh; một số nơi dùng lá non ăn gỏi cá.
Cây nhội mọc tự nhiên trong khu rừng xóm Hoài Khao, huyện Nguyên Bình- Cao Bằng mới được công nhận là cây di sản Việt Nam. Thân chính của cây cách mặt đất 1,3 m, chu vi thân cây 3,10 m, đường kính hơn 1 m, cao khoảng 25 – 30 m. Đây là cây nhội cổ thụ duy nhất được người dân nơi đây lập miếu bảo vệ, có ý nghĩa thiêng liêng như cây thần thánh, góp phần cho nền văn hóa du lịch của xóm ngày càng phát triển.
- Cây to, cao 15 – 20m, xanh tốt quanh năm. vỏ cây màu nâu đen, nhẵn. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 8 – 13cm, rộng 4 – 8cm, gốc tròn, đầu nhọn, lá chét tận cùng hơi to hơn, mép khía răng, hai mặt nhẵn, mặt dưới rất nhạt; cuống lá kép dài 7 – 9 cm, phình ở gốc; lá kèm hình tam giác, nhọn, sớm rụng.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 6 – 13cm; hoa đơn tính khác gốc, nhỏ, màu lục nhạt; hoa đực tụ họp đôi một hoặc riêng lẻ, có 5 lá đài khum úp kín nhị, khi nở, xoè gập xuống, không có cánh hoa; nhị 5 đối diện với lá đài, bao phấn 2 ô, chỉ nhị ngắn, nhụy lép hình đĩa, hoa cái mọc riêng lẻ, cuống dài hơn ở hoa đực, 5 lá đài hẹp nhọn, không có cánh hoa, bầu hình trứng hơi nhọn, nhẵn, 3 ô, mỗi ô có 2 lá noãn.
- Quả thịt, hình cầu, đường kính 6 – 7,5mm, màu nâu hoặc nâu đen khi chín, hạt 2 – 3, hình trứng, nhẵn, bóng.
- Mùa hoa: tháng 2 – 5; mùa quả: tháng 6-8.
Công dụng của cây nhội
BSCK2 Bùi Thanh Hảỉ, Hội Đông y Nghệ An chia sẻ: Lá nhội được dùng để điều trị viêm âm đạo do roi trùng âm đạo gây nên, dưới các dạng nước sắc, bột cao và tinh thể chiết từ lá. Ngoài những ưu điểm như diệt ký sinh trùng nhanh, không gây cương tụ, không làm rát âm đạo, tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao. Tuy nhiên, cao lá nhội cũng có nhược điểm là bệnh nhân phải đến cơ sở điều trị, không tự đặt thuốc để chữa ở nhà được.
Cách điều chế cao lá nhội như sau: lá nhội (1kg) ngắt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước, sắc với một lít nước trong 3 giờ. Lọc lấy nước, rồi cô nhỏ lửa để được khoảng 50ml cao.
Cách dùng: bệnh nhân bị viêm âm đạo khi xét nghiệm khí hư thấy có roi trùng sẽ được điều trị trong 10 ngày liên tiếp. Hàng ngày vào buổi sáng, bệnh nhân đến làm thuốc một lần; lấy khí hư xét nghiệm, sau đó thụt rửa âm đạo, lau sạch rồi bôi cao lá nhội vào cổ tử cung và thành âm đạo. Cũng có thể dùng 20 – 40g lá tươi sắc với nước uống.
Vỏ thân nhội phối hợp với lá đậu chiều chữa sâu quảng có tác dụng tốt. Cách làm như sau: vỏ nhội băm nhỏ, nấu với nước cho thật đặc để rửa vết thương. Lá đậu chiều phơi khô giòn, tán rồi rây bột mịn, rắc hàng ngày.
Bột nhội là chất gì và có tác dụng gì trong y học?
Bột nhội là một loại chất nhân tạo được sản xuất từ sợi thủy tinh. Trong y học, bột nhội thường được sử dụng để làm chất lấp đầy trong các phẫu thuật thẩm mỹ, cũng như để chữa trị các bệnh ngoài da, chẳng hạn như trong điều trị vết loét da. Bột nhội có tác dụng chống lại sự hình thành sẹo sau khi phẫu thuật và giúp tái tạo tế bào da bị tổn thương.
Nó cũng có tính kháng khuẩn và có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, bột nhội cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ như viêm nhiễm, phù nề, đau và ngứa nếu sử dụng quá liều. Vì vậy, việc sử dụng bột nhội trong y học phải được chỉ định và giám sát kỹ càng bởi các chuyên gia y tế.
Bột nhội được lấy những lá non hình tam giác mềm để tách lấy phần nước nhờn bên trong, sau đó để phần nước này tự nguội và đông cứng, cuối cùng sẽ có bột nhội màu trắng sữa.
Cây nhội được dùng làm thuốc chữa các bệnh gì?
– Chữa ỉa chảy: 20g – 40g lá khô hay 40 – 60g lá tươi sắc lấy nước uống trong ngày
– Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 – 80g sắc lấy nước để uống hoặc sắc lấy nước đặc, thêm ít phèn chua hay hoà thêm 1- 2 viên Klion (Metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.
– Chữa dị ứng do thuốc mỡ, tiếp xúc hoá chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): Lá quả cơm nguội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước để tắm, tắm khi còn nước còn nóng, dùng lá chà sát khắp người.
– Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: lá nhội 50g, lá cây giâu gia 50g. Giã nhỏ, trộn với ít dấm, bôi.
– Chữa viêm gan siêu vi: lá nhội tươi 60g, hợp hoan bì 15g, rau má 30g, đường phèn 15g, sắc nước uống.
– Ngoài ra, lá nhội còn được dùng chữa lỵ, tiêu chảy với liều 40 – 60g dưới dạng nước sắc. Lá nhội phối hợp với lá dâu da, lượng bằng nhau 50g, giã nhỏ trộn với ít giấm, bôi chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt.
– Bột nhội có tác dụng trong việc chăm sóc da và tóc, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn trên bề mặt da, giúp giảm mụn và giữ cho da sạch và khỏe mạnh. Ngoài ra, giúp giảm các vết thâm và sẹo trên da.