Theo thông tin được tiết lộ, ngày Ngày 7-6 vừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Bình Thuận đã cung cấp thêm thông tin về thủ đoạn của các đối tượng mua bán người xuyên quốc gia.
Bên cạnh đó, phía lực lượng công an cũng đề nghị người dân cần cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo. Nhất là các hành vi, chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo để mời gọi những thanh niên trẻ Việt Nam sang Campuchia để làm việc nhẹ nhàng nhưng lương cao ngất ngưởng.
Nhà, đất cũng phải bán hết để chuộc con về
Theo PC02 cho biết: Em NBHN (16 tuổi) thường trú tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có nhu cầu tìm việc làm để phụ giúp gia đình, nên đã vào fanpage “Việc Làm Phan Thiết – Bình Thuận” trên Facebook để tìm việc làm để kiếm thêm tiền.
Tìm kiếm và xem các thông tin được chia sẻ trên trang Facebook này, em đã tìm thấy thông tin của một đơn vị tuyển người làm việc tại Campuchia với mức lương lên đến 23 triệu đồng/tháng của một tài khoản Facebook có tên là NL.
Sau đó, em N rủ thêm một người bạn tên D và cả hai đã chủ động liên hệ với NL. Ngay lập tức NL đã hướng dẫn và đưa hai em sang của khẩu Mộc Bài – Tây Ninh để liên hệ làm việc. Tại cửa khẩu, hai em được một số người tổ chức xuất cảnh trái phép phép sang Campuchia để làm việc trong sòng bạc do một số người Trung Quốc quản lý.
Ngay sau khi thực hiện ký kết hợp đồng lao động thì hai em tiếp tục được hướng dẫn cách lừa đảo những người khác thông qua các trang mạng xã hội đang được nhiều người sử dụng hiện nay như Facebook, Zalo, Telagram…hoặc các em cũng có thể tự chủ động tìm kiếm, mời chào hoặc lôi kéo những người khác để tham gia đánh bạc trực tuyến.
Thậm chí, các em phải làm việc với cường độ cao, gần như không được ăn, không được ngủ từ 15 – 16 tiếng/ngày. Hơn nữa, quản lý sẽ thường xuyên đánh đập khiến các anh vô cùng lo sợ. Đến lúc này N cùng bạn mới biết đã bị lừa và sau 3 ngày làm việc, N đã xin nghỉ việc.
Tuy nhiên, lúc này công ty đã buộc N phải trả 90 triệu đồng được phía này cho là chi phí “bồi thường hợp đồng lao động”. Do em không có tiền bạc, không biết phải cầu cứu ai nên hết cách đành liên hệ với gia đình để mang tiền sang Campuchia chuộc đưa về nước.
Một trường hợp khác là em NQK cũng 16 tuổi, trú tại thị xã La Gi, Bình Thuận. Em cũng tin theo những lời hứa hẹn của bọn lừa đảo để sang Campuchia làm kế toán với mức lương lên tới 17 triệu đồng/ tháng.
Trái ngược với lời hứa hẹn thì sau khi được đưa sang Campuchia bằng cách xuất cảnh trái phép thì bọn chúng đưa em đến cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Tại đây, em K bị đưa vào khu sòng bạc do ông chủ người Trung Quốc quản lý để làm việc. Ở đây, em đã bị buộc làm việc 16 giờ/ngày, và công việc chủ yếu là cố gắng lôi kéo các khách hàng tham gia đánh bạc trực tuyến.
Nhận thấy đã bị lừa và những gì phải làm em K không thấy đúng như hứa hẹn nên em đã xin nghỉ và trốn về Việt Nam. Tuy nhiên, em bị bắt lại và công ty này đã đánh đập và bán em cho một công ty kinh doanh sòng bạc khác tại biên giới gần với cửa khẩu Tịnh Biên, của tỉnh An Giang. Đến đây, em tiếp tục bị công ty này ép buộc tham gia vào công cuộc lừa đảo qua mạng xã hội.
Đến lúc này em K mới tá hỏa nhận ra bản thân đã bị lọt vào đường dây mua bán người nên em tận dụng mọi cơ hội để bỏ trốn thêm lần nữa nhưng vẫn bị bắt lại và chịu sự đánh đập dã man.
Sau đó đến ngày 20 – 5 em K đã buộc phải lên hệ với gia đình để cầu cứu. Gia đình em K đã phải đi vay mượn để chuộc K từ Campuchia về với số tiền lên đến 120 triệu đồng.
Một nạn nhân bị lừa đảo khác vào hình thức đưa người sang Campuchia làm việc lương cao chính là anh TTV (22 tuổi) trú tại Châu Phú, tỉnh An Giang. V cũng dính bẫy của bọn lừa đảo và bị đưa sang Shihanoukville, Campuchia từ tháng 3-2022 đến nay.
Đến ngày 6 – 6 vừa qua, mẹ anh V có liên hệ với PC02 và cho hay con trai cầu cứu 130 triệu đồng để được chuộc về Việt Nam. Tuy nhiên, gia đình anh V có hoàn cảnh khó khăn, không thể gom đủ 130 triệu cho con dù đã cố gắng vay mượn nên nhóm này có giảm xuống 100 triệu. Dù nhà rất túng quẫn nhanh cũng đành nuốt nước mắt vay mượn để cho con được sống sót mà trở về.
Gian nan những cuộc giải cứu
Chia sẻ từ nhóm Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải ở Bình Dương cho biết: Chỉ tính từ đầu năm đến nay nhóm đã nhờ sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng; Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và Cảnh sát Hoàng gia Campuchia để giải cứu thành công 4 trường hợp bị lừa sang Campuchia mà không tiêu tốn một đồng nào.
Dù vậy, do đây đều là những cuộc giải cứu tốn thời gian nhưng phụ huynh thì thương con nên luôn nôn nóng muốn con phải bình an trở về ngay.
Hầu hết các trường hợp này phải có người nhà làm đơn để trình lên Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia để phía đơn vị này giao cho Cảnh sát Hoàng gia Campuchia thực hiện xác minh. Trong đó, nạn nhân phải có ảnh, định vị, số phòng hoặc khu vực chính xác nơi ở vì hầu hết các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tại Campuchia như Shihanoukville hầu như không chịu hợp tác với nhà chức trách sở tại không thực sự đưa ra được bằng chứng chính xác.
Anh Hải cũng cho biết thêm, bản thân anh để phối hợp với các gia đình bị sa bẫy đã phải đi lại như con thoi. Thậm chí, trên hộ chiếu của anh chẳng còn chỗ mà đóng dấu thị thực.
Còn nhiều gia đình vì quá lo lắng và thương con nên không thể kiên trì tìm con. Họ đã cố cầm cố tài sản, bán nhà để tìm cách chuộc con về nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nạn nhân cố gắng tìm mọi cách để chụp nơi làm việc, định vị về cho gia đình, người thân ở Việt Nam để được giải cứu.
Trong số các em bị lừa đảo đi hình thức làm việc “việc nhẹ lương cao” này, em Đoàn Hồng C (17 tuổi) ngụ Phú Yên là một trong số những người may mắn được giải cứu khi cha em viết đơn cầu cứu gửi đến Đại xứ Việt Nam tại Campuchia. Cha của em C cũng chia sẻ rằng: Các bạn trẻ nên đề cao cảnh giác trước những lời ngon ngọt về lời mời làm việc nhàn hạ, lương cao như quảng cáo. Tốt nhất không nên nhắn tin hoặc trả lời với những người đại diện như vậy vì rất dễ dính bẫy lừa đảo.
Em C – Nạn nhân may mắn thoát về được cũng chia sẻ: Khi em bị dụ dỗ đến làm cho một nhóm người Trung Quốc ở thị xã Bavet (Svay Rieng, Campuchia) đúng là có được bàn tới mức lương cao như lời giới thiệu của họ trước đó. Tuy nhiên, chưa ai được cầm tiền bao giờ cả. Mỗi tháng những người như em C chỉ nhận được một số tiền công rất ít ỏi và hầu hết tiền sẽ bị chủ giữ lại.
Còn trong trường hợp có ai đó muốn phản kháng, bỏ trốn thì sẽ bị chích điện, hoặc bị bán lại cho công ty khác dù cho quản lý người Việt luôn hứa làm tốt sẽ không bị đem bán. Em C cho rằng, cách tốt nhất để không bị lừa đảo chính là không bao giờ được tin những lời hứa hẹn hão huyền từ nhà tuyển dụng online trên mạng.
Nguồn: Tổng hợp