Thực tế thì các hình thức và chiêu trò nhằm lừa đảo càng ngày càng tinh vi hơn. Các cơ quan chức năng rất khó để phát hiện, kiểm soát nên cần cảnh giác với 8 chiêu trò lừa đảo qua mạng tinh vi này:
Tự xưng là đại diện của cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra
Hình thức lừa đảo này khá phát triển trong thời gian vừa qua. Bọn lừa đảo thường dùng các cuộc gọi được cho là đến từ các cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc có thể là giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo người nhận cuộc gọi đang có liên quan đến các vụ án đang điều tra, vi phạm luật giao thông bị phạt nguội…
Sau đó, khi thấy các đối tượng nhận cuộc gọi cảm thấy bối rối, lo lắng và sợ hãi thì chúng sẽ khai thác thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng…để buộc đối tượng chuyển hết tiền vào tài khoản cho chúng với lý do là để phục vụ công tác điều tra nhưng thực chất là chúng muốn chiếm dụng hết tài sản đó.
Lợi dụng chiêu chuyển tiền nhầm vào tài khoản ngân hàng
Với cách thức này, các đối tượng sẽ cố ý “chuyển nhầm” một số tiền nào đó đến tài khoản ngân hàng của một cá nhân. Sau đó, chúng gọi điện và yêu cầu người nhận được chuyển lại số tiền kia như một “khoản vay” với lãi suất tăng theo cấp số nhân “cắt cổ”.
Cố tìm cách hack Facebook để nhắn tin mượn tiền
Mặc dù hình thức này không còn quá mới mẻ, tuy nhiên, vẫn được bọn lừa đảo áp dụng phổ biến. Nhiều người vẫn cả tin, nghĩ rằng bạn bè hoặc người thân của mình đang cần tiền gấp mà không kiểm chứng nguồn tin. Từ đó dẫn đến việc mất tiền oan mà không biết kêu ai.
Gửi link chứa mã độc để đánh cắp thông tin ngân hàng
Các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng cách gửi tin nhắn SMS để giả mạo là đến từ ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả mạo mà chúng gửi đến. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật của người đó bao gồm: Họ tên, mật khẩu, mã OTP và các thông tin khác liên quan đến chủ thẻ…Nếu đối tượng không phòng bị hoặc dễ bị lừa thì chúng sẽ nhanh chóng rút hết tiền trong tài khoản của nạn nhân lúc nào không hay biết.
Gửi tin nhắn hoặc gọi điện thông báo trúng thưởng tiền hoặc tài sản có giá trị lớn
Nếu sử dụng hình thức này, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi tin nhắn hoặc gọi điện đến cho các “con mồi” để thông báo họ đã trúng các sản phẩm có giá trị như xe máy, điện thoại, đồng hồ hoặc tiền mặt…với giá trị rất lớn khiến “con mồi” ham tiền mắc bẫy.
Sau đó, chúng sẽ yêu cầu “con mồi” thực hiện theo hướng dẫn của chúng để nhận về các giải thưởng giá trị như: Nạp tiền qua thẻ cào hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hay bỏ ra một chi phí nào đó để nhận quà tặng được “trao tận tay” để được nhận giải thưởng.
“Nhử” người bị hại bỏ tiền để đầu tư tài chính hoặc tiền ảo
Đây là cách thức lừa đảo vô cùng tinh vi mà các đối tượng chuyên lừa đảo đã và đang áp dụng thời gian gần đây. Chúng sẽ lập nên các website về tài chính hoặc các ứng dụng, giao diện để “xây phông bạt” và dụ dỗ “con mồi” vào baaix để kêu gọi đầu tư tài chính quốc tế hoặc cũng có thể là lôi kéo hoặc kích động con mồi tham gia.
Hầu hết, ban đầu người bị hại sẽ được cam kết với các mức lãi suất có thể thu được “cực khủng”, với cách tham gia dễ dàng, dễ nhận thưởng, vốn rút ra bất kỳ khi nào và an nhàn mà không cần mất quá nhiều thời gian và công sức của người đầu tư.
Một thời gian sau, các đối tượng này sẽ lấy lý do rằng các sàn đầu tư tài chính, tiền ảo này cần bảo trì và tạm thời dừng hoạt động hay xảy ra các lỗi không thể truy cập được vào ứng dụng, giao diện trước đó đã bỏ tiền. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là “chiêu trò” lừa đảo để chúng có thể lừa đảo và chiếm dụng tiền bạc của những “con mồi” nhẹ dạ cả tin.
Nhận quà từ bạn nước ngoài quen qua các trang mạng xã hội
Với hình thức lừa đảo này, chúng sẽ tự giới thiệu là những người bạn đến từ nước ngoài để kết bạn làm quen, nói chuyện để trở nên thân thiết hơn với các đối tượng “con mồi” để dẫn dụ họ sa bẫy.
Sau khi củng cố được tình bạn và có sự thân thiết nhất định đối với các đối tượng này thì chúng sẽ thông báo muốn gửi quà, tiền hoặc các món quà có giá trị khác để gửi về Việt Nam cho người bị hại. Nếu muốn nhận quà tặng thì người bị hại sẽ cần bỏ ra một khoản tiền để nhận quà với rất nhiều các lý do như để trả cước, phí hoặc thuế phát sinh khác…khi vận chuyển đồ về Việt Nam. Người bị hại sẽ chuyển tiền trực tiếp đến tài khoản ngân hàng của các đối tượng này để hoàn thành và nhận được quà tặng rồi chiếm đoạt luôn số tiền ấy.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp để gửi link xấu độc hoặc lừa đảo bán thuốc
Thời gian vừa qua, có thể thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp đã khiến cho nhiều đối tượng lừa đảo có cơ hội “săn mồi”. Chúng đã lợi dụng dịch bệnh để gửi các thư điện tử hoặc các tệp đính kèm, liên kết có dẫn đến các nội dung cập nhật về tình hình dịch bệnh để khiến nạn nhân không nghi ngờ mà mở nội dung của những bức thư này ra.
Tuy nhiên, sau khi nhấp vào liên kết thì ngay lập tức nạn nhân sẽ bị các mã độc tấn công và làm lộ lọt thông tin cá nhân và nhất là thông tin thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin giả và chào mời các sản phẩm không rõ nguồn gốc để bạn cho người bị hại. Chúng sẽ tung hô rằng đó là các sản phẩm có khả năng phòng ngừa Covid-19 hiệu quả và khiến người bị hại cả tin mà mua hàng để hòng trục lợi, chiếm đoạt tài sản.
Nguồn: Tổng hợp