Đời Sống 247Đời Sống 247
  • Xã Hội
    • Tin Trong Nước
    • Tin Quốc Tế
  • Kinh Doanh
    • Bất Động Sản
    • Chứng Khoán
    • Tiền Ảo
  • Công Nghệ
  • Giải Trí – Showbiz
  • Làm Đẹp
  • Thể Thao
  • Reviews – Đánh Giá
  • Đời Sống
    • Du Lịch – Ẩm Thực
    • Sức Khỏe
    • Phong Thủy
Reading: Cận mấy độ là cận nặng và những biến chứng có thể xảy ra?
Share
Aa
Đời Sống 247Đời Sống 247
Aa
  • Xã Hội
  • Kinh Doanh
  • Công Nghệ
  • Giải Trí – Showbiz
  • Làm Đẹp
  • Thể Thao
  • Reviews – Đánh Giá
  • Đời Sống
Search
  • Xã Hội
    • Tin Trong Nước
    • Tin Quốc Tế
  • Kinh Doanh
    • Bất Động Sản
    • Chứng Khoán
    • Tiền Ảo
  • Công Nghệ
  • Giải Trí – Showbiz
  • Làm Đẹp
  • Thể Thao
  • Reviews – Đánh Giá
  • Đời Sống
    • Du Lịch – Ẩm Thực
    • Sức Khỏe
    • Phong Thủy
© 2022 doisong247.com
Đời Sống 247 > Sức Khỏe > Cận mấy độ là cận nặng và những biến chứng có thể xảy ra?
Sức Khỏe

Cận mấy độ là cận nặng và những biến chứng có thể xảy ra?

Cận thị nặng là một nguyên nhân đáng kể làm suy giảm thị lực và là yếu tố nguy cơ của một số tình trạng nguy hiểm của mắt.

Published 06/07/2022
Share
Cận thị mấy độ được cho là nặng?
SHARE

Vậy, cận mấy độ là cận nặng và những biến chứng do cận thị nặng gây ra cho mắt là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ vô cùng phổ biến và thường được chẩn đoán trước tuổi 20. Cận thị làm ảnh hưởng đến tầm nhìn xa. Dấu hiệu cận thị là bạn có thể nhìn rõ các đối tượng ở khoảng cách gần nhưng gặp khó khăn để nhìn rõ được các hình ảnh ở xa. Vậy, bị cận mấy độ là cận nặng nhất? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé!

Cận mấy độ thì là cận nặng?

Cận mấy độ là nặng  sẽ được xác định thông qua việc đo mắt. Mức độ cận thị được đo bằng đơn vị diop (D). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cận thị nặng là khi đo mắt có độ cận từ 5 Diop trở lên.

Cận thị nặng thường xảy ra khi nhãn cầu dài hơn so với bình thường hoặc giác mạc bị cong quá. Điều này dẫn đến tình trạng ánh sáng đi vào mắt thay vì tập trung chính xác vào võng mạc để nhìn rõ, thì  ánh sáng lại bị khúc xạ và hội tụ ở phía trước của võng mạc, khiến bạn nhìn mờ đối với những vật thể ở xa.

Độ cận có bị tăng lên theo tuổi tác hay không?

Cận thị có thể phát triển dần dần hoặc nhanh chóng và độ cận cũng có thể tăng lên theo tuổi tác. Đặc biệt, nếu bệnh được chẩn đoán ngay từ khi còn nhỏ và ở trong độ tuổi thanh thiếu niên (từ 8 – 12 tuổi), khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển thì độ cận vẫn có thể sẽ tăng lên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ bị cận thị càng sớm thì có khả năng trở thành cận thị nặng.

Độ cận thường sẽ không ổn định và có thể liên tục phát triển cho đến những năm đầu ở tuổi trưởng thành với mức độ tiến triển khác nhau tùy vào cơ địa và thói quen sinh hoạt của từng người. Chính vì vậy, không thể xác định được cận mấy độ là nặng nhất. Sau năm 18 tuổi, độ cận thị nói chung và cận thị nặng nói riêng thường sẽ được ổn định. Cận thị nặng có thể được điều trị bằng kính đeo kính cận, kính áp tròng hoặc có thể phẫu thuật.

Cùng với quá trình tiến triển cận thị khi còn nhỏ tuổi và đến tuổi trưởng thành, rất nhiều người đã tiến đến mức độ cận thị nặng. Bên cạnh đó, căng thẳng thị giác do sử dụng mắt quá tải hoặc các bệnh lý khác ở mắt như, biến chứng do tiểu đường, đục thủy tinh thể… cũng có thể là nguyên nhân n tình trạng thị lực ở người bị cận trở nên trầm trọng hơn.

Những biến chứng do cận thị nặng 

Sau khi hiểu rõ cận mấy độ là nặng thì bạn cũng nên biết rằng nếu cận thị nặng không được điều trị thì có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề thị lực nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng sau:

Bong võng mạc hoặc rách võng mạc 

Những người bị cận thị nặng sẽ đối mặt với nguy cơ bị bong võng mạc cao hơn gấp 5 đến 6 lần so với những người có độ cận thấp. Bong võng mạc là tình trạng võng mạc bị nâng ra hoặc tách ra khỏi thành của mắt. Những người có độ cận thị cao thường sẽ có nhãn cầu dài hơn so với mức bình thường, nghĩa là võng mạc sẽ bị kéo căng hơn và dễ bị rách võng mạc ngoại vi.

Bong, rách võng mạc là biến chứng của cận thị nặng

Bong, rách võng mạc là biến chứng của cận thị nặng

Ngoài ra, mắt cận thị có thủy tinh thể bị thoái hóa cũng có khả năng tách khỏi võng mạc từ đó nguy cơ rách võng mạc cũng tăng lên. Các vết rách ở võng mạc, nếu như không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng bong võng mạc.

Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng về mắt có thể gây mù lòa và cần phải điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa mất thị lực. Đối với người bị cận thị nặng, để tránh nguy cơ rách, bong võng mạc,  thì phải thăm khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để kiểm tra tình trạng võng mạc của mình.

Tăng nhãn áp

Những người có độ cận thị từ trung bình đến nặng sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp (tăng áp lực ở bên trong mắt) hơn 50% (hoặc cao gấp rưỡi) so với người có độ cận thị thấp.

Đục thủy tinh thể

Thực tế cho thấy rằng tỷ lệ phẫu thuật do bị đục thủy tinh thể cao hơn ở những người bị cận thị nặng. Những người có độ cận nặng sẽ có khả năng cần phẫu thuật đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với những người bị cận thị ở mức trung bình.

Thoái hóa điểm vàng

Nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng do cận thị tăng mạnh theo tuổi và độ cận thị ngày càng tăng lên. Mất thị lực trung tâm do bị thoái hóa điểm vàng gây ra bởi cận thị nặng có thể làm ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi lao động, vì vậy, hãy kiểm tra điểm vàng và thăm khám mắt định kỳ thường xuyên nhé!

Mù lòa

Biến chứng của cận thị nặng có thể dẫn đến mù lòa

Biến chứng của cận thị nặng có thể dẫn đến mù lòa

Trong một số trường hợp hiếm hoi, cận thị nặng dù đã được điều trị vẫn có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, đặc biệt nếu độ cận ở trên 5D. Thì rất có thể sẽ dẫn đến mù lòa. Cận thị nặng khiên cho nguy cơ mù lòa ngày càng tăng cao. 

Kết luận 

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn các vấn đề mắt cận mấy độ là nặng và những biến chứng có thể gặp phải. Cận thị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, rách, bong võng mạc và thoái hóa điểm vàng, thậm chí nghiêm trọng hơn là dẫn đến mù lòa. Vì vậy, việc thăm khám mắt định kỳ để phát hiện ra các vấn đề về thị lực là vô cùng quan trọng bạn cần phải thật chú ý và kiểm tra mắt thường xuyên để bảo vệ mắt của mình nhé.

 

TAGGED: bệnh thường gặp
ThuyTien 06/07/2022
Share this Article
Facebook Twitter Telegram Copy Link
Share
Previous Article hau het chung ta deu mac sai lam nay khi uong thuoc 1 Hầu hết chúng ta đều mắc sai lầm này khi uống thuốc
Next Article Đối xử tốt với người nói dối để họ lộ ra lời nói dối 5 cách giúp bạn bắt bài khi đối phương đang nói dối

Tin Mới

thang 7 am lich co hon111
Hóa giải vận xui – mang theo 7 thứ này khi ra đường vào tháng cô hồn
Phong Thủy 28/07/2022
danh tinh nu tiktoker lam tro o san bay ngoi tren bang chuyen hanh ly nung niu tao dang 3f1 6554330
Bất chấp câu view, hàng loạt TikToker làm lố “sống ảo” ở sân bay
Tin Trong Nước Xã Hội 27/07/2022
8 dau hieu chung to ban da so huu mot ngoi nha phong thuy tot nhat 1
8 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã sở hữu một ngôi nhà phong thủy tốt nhất
Phong Thủy 26/07/2022
neu muon vay tien qua app hay luu y nhung dieu nay 1
Nếu muốn vay tiền qua app, hãy lưu ý những điều này
Xã Hội Tin Trong Nước 23/07/2022

Stay Connected

Bạn Có Thể Quan Tâm

chi em nen biet ngay nhung dieu nay de co mot vong nguc dep 1
Làm ĐẹpSức Khỏe

Chị em nên biết ngay những điều này để có một vòng ngực đẹp

18/07/2022
Thời điểm khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp
Sức Khỏe

Thời điểm khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp

16/07/2022
dung chu quan truoc nhung con dau bat thuong 1
Sức Khỏe

Đừng chủ quan trước những cơn đau bất thường

15/07/2022
uong sua nhieu co phai la nguyen nhan khien tre day thi som 1
Sức Khỏe

Uống sữa nhiều có phải là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm?

14/07/2022
DOISONG247.COM

Đời Sống 247 blog tin tức 247 – tin nhanh 24h – tin nóng hot nhất đang diễn ra về: Cộng đồng mạng, kinh tế thị trường, xã hội, thế giới, giáo dục, thể thao, văn hóa, giải trí showbiz việt, công nghệ, đời sống, tâm lý tình cảm, du lịch ẩm thực, sức khỏe, phong thủy, thời trang làm đẹp, Review đánh giá …

Chuyên Trang Về Tour du lịch – Rượu vang và Buôn nhà đất
DMCA.com Protection Status

Follow US

Copyright © 2022 Doisong247.com

Removed from reading list

Undo
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?