Phương Nam (31 tuổi) – Một nam thanh niên làm thợ cơ khí cho doanh nghiệp Hàn Quốc tại Ninh Bình cho biết: Mức lương hiện tại anh chàng này nhận được là 6,4 triệu đồng/ 24 ngày công/ tháng. Như vậy, nếu làm đủ công ca thì anh chàng cũng chỉ nhận được mức lương 266.000 đồng/ ngày.
Với mức lương này, thậm chí còn chưa bằng mức lương phụ hồ (hơn 350.000 đồng/ ngày). Nếu trừ cả phí bảo hiểm thì số tiền thực lĩnh của anh chàng chỉ còn là 5,23 triệu đồng/ tháng mà thôi.
Phương Nam có tâm sự lại, bản thân anh chàng không dám nghĩ đến việc “thành gia lập thất” vì đồng lương quá thấp, công việc quá áp lực và thường xuyên phải tăng ca nên không có thời gian để nghĩ đến việc riêng.
Lương vẫn bèo bọt dù cho tăng ca hết công suất
Mặc dù xưa này câu chuyện đồng lương của người lao động, công nhân đi làm thuê ở các nhà máy, khu công nghiệp vốn được biết đến là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Nhưng nhiều người vẫn phải cố gắng kiếm từng đồng để lo trang trải cuộc sống cho bản thân.
9,5 triệu đồng là tổng thu nhập hàng tháng mà hai vợ chồng nhà anh chị Trần Nam Long (quê tại Bình Dương), làm công nhân cho nhà máy dệt may. Đồng lương “quá mini” này khiến gia đình anh chị phải chi tiêu dè xẻn từng đồng, hơn nữa do con nhỏ đang tuổi đi mẫu giáo nên gánh nặng mưu sinh càng khó hơn đối với hai vợ chồng.
Số tiền hơn 9 triệu, gia đình anh phải cố gắng sao cho đủ ăn uống cho nhà 3 miệng ăn, tiền đi học của bé 4 triệu, 2 triệu tiền nhà, tiền ăn 3 – 4 triệu/ tháng nếu chi tiêu thật sự tiết kiệm. Đó là còn chưa liệt kê đến các khoản phí khác như sữa cho con, tiền khi đau ốm, ma chay hay hiếu hỉ…
Hai vợ chồng anh Long cho hay, hai vợ chồng đã cố gắng tăng ca “cày cuốc” đến mệt lả vẫn không dám nghỉ ngơi. Làm không biết đêm ngày là gì nhưng vẫn không dư được một đồng lẻ nào để tiết kiệm cả.
Nếu thường xuyên theo dõi các khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vào tháng 4/2022: Có hơn 2.016 công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhưng chỉ có khoảng 55,6% số công nhân cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ trang trải chi phí cơ bản cho cuộc sống của họ.
23,2% số công nhân còn lại cho hay: Họ phải chi tiêu chi li từng đồng, tằn tiện, kham khổ mới đủ trang trải. Còn 13,2% còn lại không đủ cho cả mức sống và những chi tiêu tối thiểu của họ. Hơn 30% công nhân sẽ chỉ ăn 3 lần thịt cá/ tuần, 5,5% cho hay hầu như trong bữa ăn của họ ít khi xuất hiện thịt cá.
Đáng chú ý hơn, theo con số khảo sát với 269 người lao động đang trong độ tuổi lập gia đình chỉ có hơn 54% cho biết, tiền lương của họ đang ảnh hưởng trực tiếp đến lý do chưa lập gia đình. Thu nhập quá “eo hẹp” khiến các thanh niên này trở nên tự ti và e ngại trước vấn đề lập gia đình.
Hiện tại, mức lương của cơ bản của công nhân (làm đủ giờ công, ngày công) là 5,762 triệu đồng/người. Nên hầu hết họ đều không dám lấy vợ và sinh con đẻ cái hay thậm chí đến việc đau ốm cũng rất không dám đi bệnh viện…
Mức lương đủ sống nghĩa là mức lương người lao động nhận được cho thời gian lao động bình thường đủ để duy trì cho một cuộc sống đàng hoàng cho bản thân. Mức lương thấp là một người làm việc toàn thời gian từ 40 – 48 tiếng mới đủ để trang trải những chi phí để sinh hoạt cơ bản (ăn uống, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục…).
Sự cần thiết của việc tăng lương để đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người lao động
Theo đông Lê Đình Quảng (Phó trưởng ban Chính sách pháp luật của Tổng LĐLĐ Việt Nam): Nghịch lý khi công nhân phải làm việc cường độ quá cao, kéo dài trong khi thu nhập quá thấp. Nhất là các ngành thuộc chế biến thủy hải sản, dệt may, da dày…họ thậm chí đã phải nâng thời gian làm thêm lên đến 60-70 giờ/tháng.
Nếu muốn người lao động làm việc tốt thì họ cần đảm bảo cuộc sống, nghĩa là “sống để làm việc” chứ không phải là làm việc để sống. Ông Quảng cũng cho biết thêm: Chỉ khi nào tiền lương tương xứng với năng suất lao động thì các doanh nghiệp mới có thể động viên và yêu cầu công nhân làm việc với hiệu quả và công suất tốt nhất để đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp.
Được biết tới đây từ ngày 1/7 sẽ tăng lương tối thiểu vùng để giúp người lao động tăng năng suất và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Đại diện của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: tăng lương tối thiểu sẽ được tính từ 1/1 của năm kế tiếp nhưng trải qua gần 2 năm chưa có chính sách tăng lương thì lần tăng lương 1/7 sẽ kịp thời giúp người lao động bớt khó khăn hơn sau những biến động của bệnh dịch.
Nguồn: Tổng hợp