Bài viết tổng hợp dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ và nắm bắt được tâm lý của khách hàng từ đó giúp bạn có thể chốt deal “bách phát, bách trúng”.
Nhóm 1: Người cầu toàn
Người cầu toàn là những người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo, họ làm việc cần mẫn để ngày càng hoàn thiện bản thân, mọi người và tất cả mọi việc xung quanh họ.
Triết lý sống của người cầu toàn: Tìm kiếm sự hoàn hảo, tránh mắc sai lầm
Bán hàng cho người cầu toàn: Bạn nên đến đúng giờ. Giới thiệu sản phẩm phải thực tế, nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp, không vòng vo. Đối với họ tuyệt đối không được thể hiện những hành vi không nhất quán hay các vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Nhóm 2: Người tình cảm
Những người tình cảm luôn mong muốn có được sự yêu thích từ mọi người, thỏa mãn nguyện vọng của người khác và hòa nhịp với tất cả mọi thứ trong cuộc sống của họ. Người thuộc nhóm này họ luôn tìm kiếm sự trân trọng và ghét bị coi nhẹ.
Triết lý sống: Tôi cảm thấy mình đang sống khi giúp đỡ người khác.
Bán hàng cho người tình cảm thế nào: Đối với việc bán hàng cho người nhóm 2, bạn cần dành thời gian tìm hiểu về họ. Hỏi han về công việc, cuộc sống… Việc quan tâm cả những chi tiết nhỏ cũng sẽ là một trong những yếu tố họ sẽ đánh giá cao bạn về sau.
Với người thuộc nhóm này, bạn nên làm những việc giúp đỡ họ những việc nhỏ và cần tập trung trong việc xây dựng mối quan hệ với họ nhiều hơn và nồng nhiệt hơn.
Với nhóm này, đừng cố gắng tăng tốc quá nhanh. Tuyệt đối không được nói chung chung không rõ ý. Hãy bày tỏ lời cảm ơn của bạn đối với họ một cách thường xuyên.
Nhóm 3: Người tham vọng
“Cạnh tranh hay là chết” chính là phong cách của người nhóm 3. Cạnh tranh là điểm mạnh của nhóm người này. Những người sẽ luôn cố để đạt được những mục tiêu cụ thể mà họ đã đặt ra và muốn chứng tỏ sự thành công của bản thân để giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của những người khác.
Triết lý sống: Theo đuổi thành công.
Bán hàng cho người tham vọng như nào: Trước khi tư vấn cho họ thì hãy mở đầu bằng việc khen ngợi họ. Hãy khen họ tuyệt vời thế nào, họ thành đạt ra sao.
Sản phẩm bán cho họ phải dựa trên đặc tính có thể hỗ trợ họ thành công và làm việc hiệu quả hơn. Từ khóa để bán hàng cho kiểu tính cách này là sản phẩm sẽ giúp anh/chị “làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn, làm được nhiều việc hơn”. Với những đặc tính này, việc chốt deal được với họ là khá chắc chắn.
Tuyệt đối không được đề cập đến thất bại của họ.
Nhóm 4 – Người cá tính
Người cá tính là người có thể kết nối sâu sắc với cả thế giới nội tâm của riêng họ và cả người khác. Họ là người có sức sống tràn trề đặc biệt là là khi họ được thực sự thể hiện cảm xúc của bản thân.
Triết lý sống: Tìm kiếm những trải nghiệm mới, sâu sắc và có sự liên hệ về mặt cảm xúc; tránh cảm thấy thiếu sót.
Bán hàng cho người cá tính thế nào: Khi bán hàng cho người cá tính, bạn hãy làm cho họ cảm thấy họ khác biệt. Hãy khen cả style của họ dù cho bạn thấy phong cách đó có chút khác biệt. Khi đồng cảm được với họ, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.
Đừng bao giờ tỏ ra bạn nổi trội hơn những người cá tính. Bởi vì họ chỉ muốn họ là người duy nhất.
Nhóm 5 – Người lý trí
Những người thuộc nhóm 5 là những người thông tin, tri thức, và họ không thích bày tỏ cảm xúc của mình một cách rõ ràng. Người Nhóm 5 luôn tìm kiếm làm sao có thêm nhiều kiến thức hơn. Vì tìm kiếm như vậy nên họ có cái nhìn vô cùng logic. Họ khách quan trong việc nhìn nhận mọi thứ. Đối với họ, mọi thứ đều phải có ý nghĩa.
Triết lý sống: Theo đuổi kiến thức, tránh sự phiền nhiễu.
Nhóm khách hàng lý trí
Bán hàng cho người lý trí như nào: Hãy trò chuyện với họ nhiều hơn về những sở thích tương đồng với họ, cởi mở với những ý tưởng họ đưa ra. Khi nói về sản phẩm, cần đảm bảo tính logic và thực tế.
Đừng bao giờ nghi ngờ về năng lực của họ hay những thông tin mà họ đưa ra. Với nhóm người này, bạn đặt câu hỏi về sự chính xác sẽ làm cho họ rất khó chịu và cũng tránh đặt những câu hỏi quá riêng tư.
Nhóm 6 – Người trung thành
Người trung thành là những người có tư tưởng sâu sắc, họ luôn lập kế hoạch cho những tình huống xấu nhất có thể xảy đến để có sự chuẩn bị trước.
Triết lý sống: Theo đuổi những điều ý nghĩa của cuộc sống, sự chắc chắn và tin cậy và tránh để cho tình huống xấu nhất xảy ra
Bán hàng cho người trung thành:Với nhóm người này họ luôn có cảm giác lo lắng, bất an nên với họ bạn hãy luôn lạc quan vui vẻ. Hãy giúp họ đưa ra những quyết định càng dễ dàng càng tốt. Tất nhiên, các quyết định đưa ra cũng cần có cơ sở và cần được trấn an về các rủi ro có thể xảy đến.
Không nên đưa ra một quan điểm xa lạ với họ. Không được tạo áp lực khi chốt deal và không lẩn tránh các rủi ro họ đưa ra.
Nhóm 7 – Người nhiệt tình
Người nhiệt tình là những người luôn khao khát những thúc đẩy từ ý tưởng mới, từ những con người và kinh nghiệm, lảng tránh những đau đớn và khó chịu, và tạo ra nhiều kế hoạch tương lai để cho họ nhiều lựa chọn.
Triết lý sống: Tìm kiếm niềm vui và sự khuyến khích, tránh sự khó chịu và đau đớn
Bán hàng cho người nhiệt tình như như nào: Người bán hàng nên có thêm mức năng lượng và sự nhiệt tình tương thích họ. Hãy lạc quan với họ, và đưa ra nhiều lựa chọn hấp dẫn cho họ.
Với kiểu người này, bạn tuyệt đối không được tỏ thái độ bi quan hoặc sự tiêu cực thái quá.
Nhóm 8 – Người mạnh mẽ
Những người ở nhóm 8 họ luôn theo đuổi sự thật, như quyền lực, và có thể sử dụng sức ảnh hưởng của bản thân để mang đến những điều tốt đẹp hơn cho họ.
Triết lý sống: Luôn tìm kiếm sức mạnh và sự công bằng, tránh tổn thương.
Bán hàng cho người mạnh mẽ: Bạn hãy thẳng thắn đưa ra các thông tin về cả mặt tốt và mặt xấu của sản phẩm và nên trình bày với một cách rõ ràng. Cần đồng điệu với họ về mặt cảm xúc, nhưng phải làm cho họ có cảm giác họ mới là người đưa ra quyết định. Đừng cố gắng lừa gạt hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho họ.
Nhóm 9 – Người ôn hòa
Người ôn hòa là người mong muốn hòa bình, hòa hợp và những mối liên hệ tích cực. Họ không thích xung đột, căng thẳng và ý định xấu xa.
Triết lý sống: Tìm kiếm sự hòa hợp, tránh xung đột.
Nhóm khách hàng có tính cách ôn hòa
Bán hàng cho người ôn hòa thế nào: Khi tư vấn bạn nên tập trung vào mặt tích cực của sản phẩm. Nói chuyện một cách chậm rãi và gắn thông tin bạn nói với những gì họ đã quen thuộc.
Đừng gây áp lực hoặc đối đầu với họ.
Cách nhận biết khách hàng thuộc nhóm nào khi chỉ có cơ hội gặp gỡ 1 lần
Để biết khách hàng thuộc nhóm người nào thì bạn hãy hỏi dò xét xem, bạn sẽ biết được vị khách đó thuộc nhóm người nào! Với một vài lời thăm hỏi xã giao như: Anh/Chị có khỏe không? Nếu vị khách kia đáp lại một cách nhiệt tình, anh/cô ấy có thể là người thuộc Nhóm 2 – Người tình cảm, Nhóm 7 – Người nhiệt tình hoặc Nhóm 9 – Người ôn hòa.
Nếu anh/cô ấy muốn vào việc ngay, người này có thể là người thuộc Nhóm 1 – Người cầu toàn, Nhóm 3 – Người tham vọng hoặc Nhóm 8 – Người mạnh mẽ.
Khi đưa ra nhiều thông tin quá mà người này tỏ vẻ ngạc nhiên, hoặc không chú ý lâu, thì chắc chắn người này không phải là người Nhóm 5 – Người lý trí.
Tổng Hợp