Thấy chúng tôi làm 1 việc trước cưới, bố mẹ can ngăn “đừng thực dụng vậy” nhưng giờ 2 bên gia đình đều tấm tắc khen

Hôn nhân không bắt đầu bằng hiệp ước nhưng có thể vững bền nhờ sự rõ ràng khi còn đang yêu.

Thấy chúng tôi làm 1 việc trước cưới, bố mẹ can ngăn “đừng thực dụng vậy” nhưng giờ 2 bên gia đình đều tấm tắc khen

Nhiều cặp đôi Gen Z hiện nay chọn ký hợp đồng tiền hôn nhân (prenuptial agreement), giữ tài khoản riêng, nhưng vẫn có quỹ chung minh bạch. Khi nhiều người già phản đối vì “lấy chồng mà giữ tài khoản riêng thì không ra gì”, họ vẫn giữ vững quan điểm: rõ ràng từ đầu mới giúp hôn nhân lâu bền.

Hai bạn trẻ Tâm và Linh sống ở một thành phố lớn. Họ làm cùng ngành công nghệ và quyết định lập “hồ sơ tài chính riêng” trước khi kết hôn:

Mỗi người giữ một tài khoản ngân hàng riêng để chi tiêu cá nhân và dự phòng.

Đồng thời, họ lập hợp đồng tiền hôn nhân ghi rõ tỷ lệ đóng góp vào quỹ chung, quyền lợi về tài sản chung nếu ly hôn.

Khi mẹ Linh biết chuyện đã phản ứng: “Ngày xưa lấy chồng là về nhà chồng, đâu có giữ tài khoản như bây giờ, con làm thế thực dụng quá”.

Nhưng Linh chỉ nhẹ nhàng trả lời: “Chúng con muốn độc lập để gắn kết lâu dài. Chúng con tôn trọng nhau và tôn trọng gia đình 2 bên nên mới làm thế để tránh rắc rối sau này”.

Theo khảo sát Bankrate/YouGov tại Mỹ, có tới 38% Gen Z và 32% Gen Y đang giữ tài khoản riêng – tỷ lệ cao hơn các thế hệ trước như Gen X hay Boomers.

Không chỉ là tài khoản riêng, nhiều cặp còn chọn làm hợp đồng tiền hôn nhân để đảm bảo:

Tránh bất ngờ khi ly hôn.

Bảo vệ tài sản riêng, giảm rủi ro vì nợ của nhau.

Cùng xác lập chia sẻ tài chính minh bạch ngay từ đầu.

Thấy chúng tôi làm 1 việc trước cưới, bố mẹ can ngăn "đừng thực dụng vậy" nhưng giờ 2 bên gia đình đều tấm tắc khen- Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Nhiều chuyên gia luật cho rằng, trong thời đại Gen Z kết hôn muộn, có tài sản riêng trước khi cưới, thỏa thuận rõ ràng tài chính là thể hiện sự tôn trọng cá nhân và công bằng trong hôn nhân.

Nhiều người quan niệm: “Giữ tài khoản riêng là ích kỷ, thiếu tin tưởng” nhực chất là cách cân bằng quyền tự do và chia sẻ rủi ro.

“Ký hợp đồng tiền hôn nhân thì vợ chồng sẽ lạnh nhạt” nhưng trái lại, càng rõ ràng lại càng tin tưởng lâu dài và tránh mâu thuẫn về tiền bạc sau này.

Cách họ thực hiện:

Trao đổi sòng phẳng về thu nhập, tiêu chí tài sản, không áp đặt.

Dùng các công cụ hỗ trợ để soạn hợp đồng tiền hôn nhân đơn giản, hợp pháp.

Kết hợp mô hình “yours, mine & ours”, nghĩa là: Một tài khoản chung để chi tiêu gia đình. Hai tài khoản cá nhân để mỗi người chủ động chi tiêu riêng mà không kiểm soát nhau.

Hôn nhân không bắt đầu bằng hiệp ước nhưng có thể vững bền nhờ sự rõ ràng khi còn đang yêu.

Yếu tố thời đại, áp lực tài chính, mong muốn độc lập khiến Gen Z chọn cách thiết lập tài chính rõ ngay từ đầu. Một mối quan hệ nếu xây dựng trên nền tảng tủy tôn trọng và minh bạch, mới có thể bền lâu chứ không phải van xin niềm tin.

Ngọc Thương

Nguồn: https://thanhnienviet.vn/thay-chung-toi-lam-1-viec-truoc-cuoi-bo-me-can-ngan-dung-thuc-dung-vay-nhung-gio-2-ben-gia-dinh-deu-tam-tac-khen-209250718143836028.htm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *